thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Vu vơ về việc viết văn (33): Nội chiến

 

Lời tác giả:
 
1. Chữ “việc viết văn” ở đây mang nghĩa khá rộng, tương tự khái niệm “écriture” trong tiếng Pháp và “writing” trong tiếng Anh, chỉ kết quả của động thái viết như một hành vi sử dụng ngôn ngữ nói chung, chứ không hẳn chỉ giới hạn trong phạm vi văn xuôi. Nói cách khác, với tựa đề này, tôi có thể viết linh tinh về đủ mọi thứ, từ thơ đến văn, từ sáng tác đến phê bình và lý thuyết.
 
2. Một số ý trong loạt bài này được lấy lại từ những trang sách cũ tôi đã viết và đã xuất bản. “Lấy” chứ không phải “trích”. Khi “lấy” lại như thế, tôi có thể thêm bớt, sửa chữa, nên có khi chúng khác rất xa hình dạng ban đầu. Chính vì thế, tôi cảm thấy không cần phải ghi xuất xứ. Dù sao thì cũng là của mình mà.
 
3. Tôi biết là không nên nhưng tôi không thể cầm lòng để không thú nhận điều này: tôi rất thích cái tựa chung của loạt bài này. Sáu phụ âm “v” đi liền với nhau khiến đọc lên, nghe cứ nhẹ thênh thênh.
 
Quốc

 

___________________

 

NỘI CHIẾN

 

Văn hoá là cái làm cho những gì vốn thuộc về lịch sử có khả năng trở thành thời sự. Cuộc đấu tranh lớn nhất của những người cầm bút thuộc Thế giới Thứ Ba, không riêng gì Việt Nam, là cuộc đấu tranh liên lỉ với cái bóng của quá khứ không ngừng lởn vởn trước mặt. Ngày trước, khi đánh nhau với thực dân, họ dùng quá khứ như một nguồn sức mạnh (kiểu "Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận", thơ Tố Hữu); sau, khi thực dân đã rút lui, quá khứ lại trở thành một gánh nặng đè lặc lè trên tâm hồn họ, biến lịch sử hậu thực dân thành lịch sử nội chiến giữa cái-tôi-văn-hoá và cái-tôi-sáng-tạo. Ở Việt Nam, được sự hỗ trợ mạnh mẽ của các thế lực chính trị trong xã hội và của chính tâm lý muốn an nghỉ trong mỗi người, cái-tôi-văn-hoá bao giờ cũng có vị thế áp đảo hầu như tuyệt đối. Nhân danh chính nghĩa, nhân danh đám đông, nhân danh lịch sử dằng dặc mấy ngàn năm, nó đè bẹp cái-tôi-sáng-tạo khiến ý chí sáng tạo ở mỗi người cứ còi cọc dần, hiu hắt dần đến độ lâu, lâu lắm trong văn học Việt Nam cũng như trong đáy sâu tâm hồn người cầm bút Việt Nam mới có một cuộc "nội chiến", mới có được những bất bình, những giằng co và những day dứt về công việc sáng tạo.

Nhưng không có những day dứt, những giằng co, những bất bình và nói chung, một cách hình tượng hơn, những cuộc "nội chiến" giữa cái-tôi-văn-hoá và cái-tôi-sáng-tạo, tức giữa khuynh hướng hoài vọng về quá khứ và khuynh hướng nhắm tới tương lai như vậy, văn học sẽ rất dễ có nguy cơ dẫm chân tại chỗ và lún sâu vào lối mòn. Bởi vậy không chừng nhiệm vụ quan trọng nhất của phê bình văn học hiện nay là khích động cho được sự quật khởi của từng cái-tôi-sáng-tạo. Để tạo thành nội chiến, trong từng người cầm bút.

 

----------

Đã đăng:

Vu vơ về việc viết văn (1): Xa lộ là tử lộ

Vu vơ về việc viết văn (2): Đổi mới

Vu vơ về việc viết văn (3): Lý thuyết và cẩm nang

Vu vơ về việc viết văn (4): Lý-thuyết-phi-lý-luận

Vu vơ về việc viết văn (5): Lý-luận-phi-lịch-sử

Vu vơ về việc viết văn (6): Lý thuyết và phê bình

Vu vơ về việc viết văn (7): Lý thuyết và khủng hoảng

Vu vơ về việc viết văn (8): Tinh thần phê phán

Vu vơ về việc viết văn (9): Tính hệ thống

Vu vơ về việc viết văn (10): Cái đẹp của lý thuyết

Vu vơ về việc viết văn (11): Viết văn như đánh võ

Vu vơ về việc viết văn (12): Mùi văn

Vu vơ về việc viết văn (13): Tác phẩm như ngân hàng

Vu vơ về việc viết văn (14): Văn bản

Vu vơ về việc viết văn (15): Liên văn bản

Vu vơ về việc viết văn (16): Lập dị và thời thượng

Vu vơ về việc viết văn (17): Tài năng lớn như những kẻ phá hoại lớn

Vu vơ về việc viết văn (18): Bùi Giáng và ngôn ngữ thơ

Vu vơ về việc viết văn (19): Phê bình — dân chủ và quyền lực

Vu vơ về việc viết văn (20): Các hình thức chính của phê bình

Vu vơ về việc viết văn (21): Trách nhiệm của nhà phê bình

Vu vơ về việc viết văn (22): Thách đố

Vu vơ về việc viết văn (23): Bất an là lành mạnh

Vu vơ về việc viết văn (24): Sở thích

Vu vơ về việc viết văn (25): Ði và thấy

Vu vơ về việc viết văn (26): Cái đẹp như mục tiêu tối hậu

Vu vơ về việc viết văn (27): Sân chơi ngôn ngữ

Vu vơ về việc viết văn (28): Tình thế oái oăm của người cầm bút

Vu vơ về việc viết văn (29): Viết, tự thú và tự sinh

Vu vơ về việc viết văn (30): Sợ hay không sợ?

Vu vơ về việc viết văn (31): Những kẻ cực đoan

Vu vơ về việc viết văn (32): Vấn đề văn hoá


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021