thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Thơ như một phương tiện để giải hoặc và thanh tẩy

 

Tại sao? Tại sao, sau khi đã sống hơn 14 năm trên đất nước này, tôi vẫn luôn bị ám ảnh bởi những kỷ niệm tuổi thơ, những biểu tượng, những huyền thoại, những khẩu hiệu, những cuộc chiến và những sự đau khổ triền miên của một đất nước mà tôi đã bỏ lại sau lưng khi chọn quốc gia này làm quê hương mới? Tại sao tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi những điều đó ngay cả khi tôi biết rằng tôi sẽ sống trọn cuộc đời của tôi và rồi sẽ chết đi trên quê hương mới? Tại sao?

Có mối liên hệ gì giữa sự kiện tôi đang sống trên một xứ sở yên bình, một “đất nước may mắn” như Úc, và một nước có tên gọi là Việt Nam chỉ hiện hữu trong tuổi thơ của tôi mà thôi; một đất nước đã trải qua 4000 năm lịch sử của nó để gánh chịu những cuộc chiến tranh, nô lệ và chủ nghĩa thực dân, và đã được sử dụng làm bãi thử nghiệm cho những vũ khí với sức huỷ diệt khủng khiếp, và đã từng là bãi chiến trường cho những cuộc xung đột ý thức hệ giữa cái gọi là “tiền đồn tự do” và cái gọi là “tiền đồn cộng sản quốc tế”?

Tôi sinh năm 1976, một năm sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt – và tôi không có dính dáng gì với chương lịch sử đau đớn và đẫm máu ấy. Tôi có tất cả mọi lý do để hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc và thành công trên đất Úc. Nhưng tại sao tôi vẫn còn bị ám ảnh và bị ảnh hưởng bởi cái quá khứ xa xôi ấy?

 

1. Những kỷ niệm tuổi thơ

 

Tôi sinh ra trong một ngôi làng nhỏ và nghèo khổ của miền trung Việt Nam. Làng tôi lúc ấy rất nghèo đến nỗi gần như mọi nhà đều không có cầu tiêu, và hầu hết người trong làng phải kiếm một chỗ "thích hợp" để giải quyết chất thải của họ. Một trong những chỗ tôi thích nhất là đường ray xe lửa.

Vào một buổi tối mùa hè oi ả, trong lúc tôi đang làm công việc đại tiện thường nhật trên đường ray xe lửa và đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bầu trời đầy sao, người anh họ bảo tôi: "Trên bầu trời có hàng tỉ vì sao, và mặt trời là một trong những vì sao ấy. Trái đất của chúng ta và những hành tinh khác đang bay quanh mặt trời. Nó được gọi là thái dương hệ. Và thái dương hệ của chúng ta đang nằm trong Giải Ngân Hà. Có vô số những giải ngân hà như thế trong vũ trụ…"

Câu chuyện người anh tôi vừa nói khiến tôi rùng mình. Tôi bị choáng ngợp trước sự hiểu biết bao la của anh ấy. Tôi cảm thấy dường như một sự huyền bí vĩ đại và thiêng liêng vừa hiển lộ trước mắt tôi. Bầu trời lúc đó bỗng dưng biến thành một phép màu với muôn ngàn bí mật. Tôi đã bị vẻ đẹp của nó thôi miên một cách đầy ân sủng đến nỗi tôi hoàn toàn quên đi sự đau đớn mà những cạnh bén của cục đá đã gây ra (lúc đó tôi dùng những cục đá để chùi đít, vì tôi không có gì khác hơn để dùng cho mục đích đó. Giấy vệ sinh là điều nằm ngoài trí tưởng tượng của tôi lúc nhỏ!)

Đó là một trong nhiều kỷ niệm của tuổi thơ tôi vẫn còn ám ảnh tôi cho đến bây giờ. Nó cũng đã theo tôi đi vào thơ của tôi. Trong đoạn cuối của bài thơ "Đen", tôi viết:

 

Đó chỉ là sự tưởng tượng của tôi khi nhàn rỗi

Và tất cả chỉ là cái cớ để tôi trét đầy một nghĩa đen

Mùa trịn chữ lên giấy

 

Sau khi hoàn tất đoạn cuối như thế, tôi băn khoăn một lúc, tự hỏi tại sao những dòng chữ kia bất ngờ xuất hiện trong bài thơ của tôi. Sau đó tôi hiểu rằng hình ảnh "trịn cứt trên đá" đã từ trong vô thức hoá thân thành hình ảnh "trịn chữ trên giấy". Sự đau đớn của con người đã biến thành cái đẹp mang tính thi ca. Một kinh nghiệm cuộc sống biến thành một kinh nghiệm mỹ học.

Kể từ ngày tôi đặt chân lên đất nước này, tôi đã không còn có những kinh nghiệm sống tương tự như thế. Ở đây, có rất nhiều nhà cầu và nhiều giấy vệ sinh thuộc loại thượng hạng. Ở đây, không có ai ngồi trên đường ray xe lửa. Ở đây, tôi cảm thấy vô cùng thoải mái. Nhưng tại sao? Tại sao tôi không còn bị thôi miên bởi bầu trời đầy sao nữa? Và tại sao? Tạo sao kỷ niệm đó cứ trở lại ám ảnh tôi? Tại sao nó không thể bị thay thế bởi muôn vàn những điều mới lạ, hào nhoáng chung quanh tôi giờ đây?

 

2. Những huyền thoại

 

Suốt những năm thơ ấu của tôi ở Việt Nam, tôi đã phải học quá nhiều huyền thoại. Chúng được truyền lại từ thầy cô giáo ở trường, và cha mẹ ở nhà. Đương nhiên mỗi quốc gia đều có những huyền thoại được tạo ra để phục vụ những mục đích chính trị, văn hoá và tôn giáo; nhưng công nhận chúng như là những sự kiện lịch sử lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Lúc còn nhỏ, tôi đã được dạy rằng tất cả những huyền thoại ấy đều có thật. Tôi đã hoàn toàn tin rằng mình mang dòng máu Lạc Long Quân (một con rồng) và Âu Cơ (một bà tiên), người đã đẻ ra một trăm cái trứng nở thành một trăm đứa con; thế rồi, Lạc Long Quân đem năm mươi con xuống biển, và Âu Cơ đem năm mươi con lên núi... Tôi đã tin rằng mình thuộc về một giống người bất khuất, một giống người đã tắm mình trong truyền thống của 4000 năm chủ nghĩa anh hùng… Tôi hoàn toàn tin rằng có cái gọi là “hồn thiêng sông núi” và nó sẽ hành xử như một vị thần: ủng hộ, bảo vệ những kẻ yêu nước và trừng phạt tất cả những kẻ phản bội…

Trong khoảng thời gian hơn 10 năm sống trên đất Úc, tôi mới từ từ nhận ra rằng tôi không còn có thể tin vào những huyền thoại ấy nữa. Và chua chát hơn, tôi thấy rằng không phải tôi đã phản bội những huyền thoại ấy, mà chính những huyền thoại ấy đã thực sự phản bội tôi. Ví dụ, trước tiên, tôi đã nhận ra rằng huyền thoại Rồng-Tiên chẳng qua chỉ là sự thêu dệt của trí tưởng tượng mà thôi. Rồi tôi cũng nhận ra rằng tất cả mọi chủng tộc đều bình đẳng, và không có bất kỳ giống dân nào anh hùng hơn giống dân nào. Rồi tôi quan sát và nhận thấy rằng “hồn thiêng sông núi” đã không trừng phạt bất cứ kẻ phản bội nào, mà ngược lại, đã ủng hộ bọn chúng một cách mạnh mẽ và để cho bọn chúng thống trị quê hương tôi hơn mấy thập niên qua, để bọn chúng đàn áp và tra tấn đồng bào của tôi mỗi ngày, để bọn chúng hành xử như những tên trộm nhưng mở miệng nói như những vị thầy tu và tiếp tục tạo thêm và gieo rắt thêm nhiều huyền thoại mới để lừa phỉnh lòng tin của nhân dân.

Như một người trẻ Úc gốc Việt, tôi có thể làm được gì? Tôi không có bất cứ vũ khí nào trong tay và càng không có những tham vọng chính trị. Tôi chỉ có một niềm đam mê muốn thể hiện những suy nghĩ của mình qua ngòi bút. Tôi chỉ có những bài thơ mà thôi. Vậy tôi phải làm gì với những bài thơ của tôi bây giờ? Tôi có nên viết những bài thơ để thể hiện sự vỡ mộng của tôi không? Tại sao không?

Tôi đã khởi sự cuộc viết. Và tôi chợt nhận ra rằng tôi không thể chỉ đơn giản bày tỏ những suy nghĩ ấy. Tôi không thể ném những suy nghĩ ấy xuống trang giấy như cách người ta viết một bài diễn văn. Và trong khi viết, chính tiến trình thi pháp đã nhảy ra và can dự vào ngòi bút của tôi và, cuối cùng, những bài thơ của tôi thật sự đã không giúp tôi diễn đạt những suy nghĩ của tôi nhưng, đúng hơn, chúng đã giúp tôi thanh tẩy những suy nghĩ của tôi.

Ví dụ, trong bài "Tháng tư & hơi thơ", tôi viết:

 

dòng sữa ung nhọt đổ vào họng từ lúc âu cơ lội biển mơ chồng

nửa đời yêu thương gần xa đỉnh núi đại dương

những đứa con bắt đầu lớn lên bắt đầu rớt rụng

đi nhặt chuyện tình loài thú loài chim

 

Trong tận cùng suy nghĩ của tôi, tôi ước ao một ngày nào đó tôi sẽ hoàn toàn thoát khỏi quá khứ đầy ám ảnh ấy, để tôi không phải viết những dòng cay đắng như thế nữa, và tôi sẽ được tự do để đi nhặt chuyện tình loài thú loài chim. Tuy nhiên, để đạt được sự tự do ấy, tôi nghĩ tôi sẽ phải tiếp tục làm thơ để giải hoặc tất cả những huyền thoại và để tự thanh tẩy chính bản thân mình.

 

3. Những biểu tượng và những khẩu hiệu

 

Tuổi thơ của tôi cũng đã bị vây quanh bởi những biểu tượng vĩ đại và những khẩu hiệu hào nhoáng. Tôi đã phải học cách vẽ bản đồ Việt Nam, và tôi phải nhớ thuộc lòng câu: "Nước Việt Nam có hình chữ S…". Lòng yêu nước đã chẳng phải là một tình cảm tự nhiên. Nó đã được đem ra giảng dạy, và trẻ con đã bị bắt buộc phải học về lòng yêu nước. Bạn phải yêu đất nước của bạn. Đương nhiên rồi. Nhưng còn hơn thế nữa, tôi bị bắt buộc phải nhớ khẩu hiệu "Yêu chủ nghĩa xã hội là yêu nước". Nó thật sự có nghĩa là " nếu mày không yêu chủ nghĩa xã hội, mày phản bội tổ quốc của mày". Tôi đã nhìn thấy khẩu hiệu này nhan nhản xuất hiện khắp nơi trên quê hương cũ của tôi: trên những xe buýt, trên những xe lửa, trên mọi bức tường (ngay cả những bức tường của nhà vệ sinh)… Đi kèm với khẩu hiệu này là một khẩu hiệu khác nữa, vốn được xem là quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất: "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Điều này thật quan trọng vì người nói câu nói đó là Hồ Chí Minh (người đã được đảng phái của chính ông tôn sùng như là biểu tượng cao nhất của tinh thần Việt Nam!).

Là một đứa trẻ, lúc ấy đương nhiên tôi đã tin vào những biểu tượng vĩ đại và những khẩu hiệu hào nhoáng ấy. Trong những năm đầu tiên của tôi trên đất Úc, tôi thường ngạc nhiên trước thực tế rằng tôi đã không bị dạy về lòng yêu nước ở trường nữa, và không có ai bắt buộc tôi phải tin vào những biểu tượng hay những khẩu hiệu nào cả. Rồi một ngày kia tôi chợt nhận ra rằng mình đang sống trong tự do trên nước Úc. Và đồng thời, tôi cũng chua chát nhận ra rằng tôi đã không có một chút tự do nào trong suốt những năm tháng tuổi thơ của tôi tại Việt Nam. Rồi tôi nhận ra rằng câu tuyên bố của Hồ Chí Minh có thể có ý nghĩa trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân, nhưng nó đã trở thành vô nghĩa một khi Việt Nam đã giành được độc lập. Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, câu tuyên bố ấy đã xuất hiện mọi nơi. Tại sao? Nếu bạn đã thật sự có độc lập và tự do của bạn, tại sao bạn phải mãi lải nhải điều đó trong 24 giờ mỗi ngày, trong 365 ngày mỗi năm? Tại sao bạn muốn quảng cáo khẩu hiệu vô nghĩa kia mãi mãi?

Tôi đã nhìn vào tâm trí tôi và tôi đã thấy rằng tôi có thể yêu cả quê hương cũ và quê hương thứ hai của tôi một cách tự nhiên, mà không cần bất cứ thứ gì kèm theo cả. Không phải vì cả hai đều là nước xã hội chủ nghĩa hay cả hai đều là nước tư bản chủ nghĩa. Cũng không phải vì cả hai giống hình chữ S hay giống miếng thịt bò bít-tết. Vâng, tôi yêu và tôi tin vào tình yêu trong sáng. Tôi không cần những lý do, những lời bào chữa, những giáo điều, những huyền thoại. Tình yêu không phải là sự thương hại. Tôi có thể yêu một đất nước đói khổ triền miên mà không cần đến bất cứ chủ nghĩa anh hùng giả tạo nào cả.

Trong bài thơ "Đen", tôi viết:

 

tôi cấy những hạt giống vào em

và em sẽ trổi dậy thân hình chữ S

[tên của một nước luôn bị thua thiệt trong mọi trận chiến;

ngoại trừ những năm sau này luôn gợi đến cảm giác bị thiến]

 

Hay, trong bài thơ "Tháng tư & hơi thơ", tôi đã lấy khẩu hiệu "Không có gì quý hơn độc lập tự do" và ứng biến trên nó, đặc biệt ứng biến trên chữ "độc" (chữ này, thật thú vị, có nhiều nghĩa khác nhau, như trong: độc thân, độc ác, độc dược, v.v…):

 

[Không]

không có

không có gì

không có gì quý

không có gì quý hơn

không có gì quý hơn độc ác độc âm độc ẩm độc bản độc bình độc canh độc chất độc chiếm độc dược độc đáo độc đạo độc đắc độc địa độc đinh độc đoán độc giả độc hại độc huyền độc kế độc mộc độc mồm độc miệng độc nhất độc quyền độc tài độc tấu độc thân độc thần độc thoại độc tính độc tố độc tôn độc vận

 

*

 

Cho đến bây giờ, tất cả những bài thơ của tôi đều được viết bằng tiếng Việt. Rất nhiều bạn bè tôi hỏi tại sao tôi không làm thơ bằng tiếng Anh. Câu trả lời của tôi là: "Vâng, một ngày nào đó trong tương lai tôi sẽ viết bằng tiếng Anh. Nhưng ở thời điểm hiện tại này, tôi cần phải giải quyết rất nhiều chuyện thuộc về quá khứ Việt Nam của tôi, và điều này cần ngôn ngữ Việt". Vâng, tôi hiện vẫn còn bị ám ảnh bởi quá khứ và tôi vẫn còn phải đối diện với nó mỗi ngày. Tuy nhiên, tôi không có ý định giết nó. Tôi chỉ muốn lột mặt nạ nó để có thể làm bạn với nó. Tôi không thể làm bạn với một người bạn thần bí, một người bạn huyền hoặc, một người bạn ma quái. Tôi muốn có một người bạn thật. Bây giờ tôi nói với nó bằng tiếng Việt, ngôn ngữ của chính nó. Một ngày nào đó khi tôi đã hoàn toàn lột mặt nạ nó và chùi sạch những tì vết vô dụng mà nó đã để lại trên tôi, tôi sẽ bắt tay với nó và sẽ giới thiệu nó với thế giới mới của tôi. Đó là lúc tôi sẽ bắt đầu sử dụng tiếng Anh để viết những bài thơ về Việt Nam. Đó là khi Việt Nam và Úc trở thành một quê hương duy nhất trong tâm hồn của tôi.

 

----------------------------------------------------------------------------------------

Dưới đây là bản Anh ngữ trích từ Cau Noi - The Bridge: Anthology of Vietnamese Australian Writing, edited by Ngoc-Tuan Hoang (Sydney: Casula Powerhouse Arts Centre, 2004).

 

POETRY AS A MEANS OF DEMYSTIFICATION AND PURIFICATION

Tranh Hoang Nguyen

 

(Translated from Vietnamese by Ngoc-Tuan Hoang)

 

Why? Why, after 14 years living in this country, am I still always haunted by the memories of my childhood, the symbols, the myths, the slogans, the wars and the sufferings of a nation that I had left behind when I chose Australia to be my new homeland? Why am I still always haunted by those things even when I know that I will live the rest of my life and die in this new homeland? Why?

What connection is there between the fact that I am living in a peaceful country, a "lucky country" like Australia, and a country called Viet Nam that only existed in my childhood, a country that has spent its 4000-year long history to suffer wars, slavery and colonialism, and had been used as a test ground for modern weapons of mass destruction, and as a battlefield for the ideological conflicts between the so-called "forefront of freedom" and the so-called "forefront of international communism"?

I was born in 1976 - one year after the end of the Viet Nam War - and I was not at all involved in that bloody and painful chapter of history. I have every reason to enjoy a happy and successful life in Australia. Why am I still haunted and affected by that remote past?

 

1. Memories of my childhood

 

I was born in a small and poverty-stricken village in the central region of Viet Nam. My village then was so poor that most houses did not have a toilet, and most villagers had to find "suitable" place to dispose their excrement. One of my favourite places was the rails.

In a hot summer night while I was doing my hygienic routine on the rails and beholding the beautiful starry sky, my elder cousin told me: "In the sky there are billions of stars, and the sun is one of those stars. Our earth and other planets are flying around the sun. It is called the solar system. And our solar system lies in the Milky Way Galaxy. There are innumerable galaxies..."

His talk made me a shiver. I was overwhelmed by his immense knowledge. I felt as if a great and sacred mystery was revealed to me. The sky suddenly became magic with innumerable secrets. I was so blissfully hypnotised by its beauty that I totally forgot the pain caused by the sharp edges of the rock (I used a rock to rub my anus in order to clean it, because I did not have anything else to use for that purpose. Tissue paper was beyond my wildest imagination then!)

This is one of the memories of my childhood that still haunts me until now. It has even followed me into my poetry. In the last stanza of the poem "Đen" (Black), I wrote:

 

Do chi la su tuong tuong cua toi khi nhan roi
Va tat ca chi la cai co de toi tret day mot nghia den
Mua trin chu len giay

(That was only my imagination in leisure time

and only a pretext for me to smear black meanings on my ideas

like seasons smearing words on paper.)

 

After finishing the last stanza like that, I wondered for a while why these words suddenly appeared in my poem. Then I realised that the image "smearing excrement on rocks" had unconsciously metamorphosed into "smearing words on paper". Human suffering had been transformed into poetical beauty. A live experience into an aesthetic experience.

Since the day I arrived in this "lucky country", I have not had any similar experiences. Here, there are the best toilets and tissue paper. Here, nobody sits on the rails. Here, I feel extremely comfortable. But why? Why can't I be hypnotised by the starry sky anymore? And why? Why does that memory still come back to haunt me? Why can't it be replaced by so many new spectacular things around me now?

 

2. Myths

 

In my childhood in Viet Nam, I had to learn so many myths. They were taught to me by my teachers at school, and my parents at home. Of course every nation may have its own collection of myths that have been created to serve political, cultural and religious purposes; but to take myths as historical facts is another matter. In my childhood, I was taught that all those myths were real. I totally believed that I was carrying the blood of Lac Long Quan (a dragon) and Au Co (a fairy) who gave birth to a hundred eggs that hatched into a hundred children; later, Lac Long Quan took fifty children to the sea, and Au Co took the other fifty to the mountain... I totally believed that I belonged to a race of unconquerable people who have bathed themselves in the 4000-year-old tradition of heroism... I totally believed that there was a "hon thieng song nui" (sacred soul of the nation) that would act like a god: supporting, protecting the patriotic, and punishing all the traitors...

During the period of more than 10 years living in Australia I gradually realised that I could not believe in those myths any longer. More ironically, I saw that it was not me who betrayed them, but they really betrayed me. At first, for instance, I came to know that the dragon-fairy myth was merely a fiction. Then I saw that every race is equal, and there was not any race that was more heroic than others. Then I observed that the "hon thieng song nui" did not punish any traitors, but strongly support them and let them rule my native land for many decades, let them oppress and torture my native fellows day by day, let them act as thieves but talk as priests and keep creating and spreading more myths to trick people's belief.

What could I do, as a young Vietnamese-Australian? I have not any weapons and not any political ambitions. I have only a passion to express my ideas in writing. I have only my poems. What should I do with my poems then? Should I write poems to express my disillusionment? Why not?

I started to do it. And I realised that I could not simply express such thoughts. I could not simply throw them out on the paper like writing a speech. The poetic process somehow interfered into the course of writing and, by the end, my poems did not actually help me to express my thoughts but rather they helped me to purify my thoughts.

In the poem "Tháng tư & hơi thơ" (April & poetical breaths), for example, I wrote:

 

dong sua ung nhot do vao hong tu luc au co loi bien tim chong
nua doi yeu thuong gan xa dinh nui dai duong
nhung dua con bat dau lon len bat dau rot rung
di nhat chuyen tinh loai thu loai chim

(streams of spoilt milk pouring into our throats from the day Au Co walked

into the sea to search for her husband

half of her life spent for a love that stretched from the mountain tops to the ocean

her children grew up and started to leave their roots

roaming around to collect love stories of beasts and birds)

 

Deep in my thoughts, I wish some day in the future I can completely escape from my haunting past, so that I won't have to write such bitter lines, and I will be free to roam around and collect love stories of beasts and birds. However, in order to achieve that freedom, I think I will keep writing to demystify all myths and purify myself.

 

3. Symbols and slogans

 

My childhood was surrounded by many great symbols and spectacular slogans. I was taught to draw the map of Viet Nam, and I learned by heart: "Nuoc Viet Nam co hinh chu S..." (The country of Viet Nam has the form of the letter S...). Patriotism was not a natural feeling. It was taught, and children were forced to learn it. You must love your country. Of course. But more than that, I had to memorise the slogan "Yeu chu nghia xa hoi la yeu nuoc" (Loving socialism is loving your country). It really means "if you do not love socialism, you betray your country". I saw this slogan appear everywhere in my native land: on the buses, on the trains, on every wall (even toilet walls)... Together with this slogan was another one that was considered most important and most meaningful: "Khong co gi quy hon doc lap, tu do" (Nothing is more precious than independence and freedom). This was extremely important because the man who said it was Ho Chi Minh (who himself was regarded by his party as the highest symbol of the Vietnamese spirit!).

As a child, of course, I believed in those great symbols and spectacular slogans. During my first few years in Australia, I was often surprised by the fact that I was not taught patriotism in school, and that nobody forced me to believe in any symbols and slogans. Then one day I realised that I was living in freedom in Australia. At the same time, I bitterly realised that I had not had any freedom in my childhood in Viet Nam. Then I realised that Ho Chi Minh's statement could be meaningful during the war against colonialism, but it would become meaningless once Viet Nam had regained its independence. After the country's reunification in 1975, that statement appeared everywhere. Why? If you really have your independence and freedom, why do you keep saying it again and again 24 hours a day, 365 days a year? Why do you want to advertise that meaningless slogan forever?

I looked into my mind and I saw that I could love my native land as well as my second homeland naturally, without any attachment. Not because they are socialist or capitalist countries. Not because they look like the letter S or a piece of steak. Yes, I love and I believe in pure love. I need no reasons, no excuses, no doctrines, no myths. Love is not a pity. I can love a poverty-stricken country without the need of artificial heroism.

In the poem "Đen" (Black), I wrote:

 

toi cay nhung hat giong vao em
va em se troi day than hinh chu S
[ten cua mot nuoc luon bi thua thiet trong moi tran chien;
ngoai tru nhung nam doi moi sau nay luon goi den cam giac bi thien]

(I sow my seeds in you

and your body will develop into an S shape

[the symbol of a nation that had always failed in every war;

except for the recent years of "renovation" that always invoke a feeling of being castrated])

 

Or, in the poem "Tháng tư & hơi thơ" (April & poetical breaths), I took the slogan "Khong co gi quy hon doc lap, tu do" (Nothing is more precious than independence and freedom) and improvised upon it, especially upon the syllable "doc" (which, interestingly, has many meanings: alone, single, dangerous, wicked, poisonous...) as follows:

 

[Khong]
khong co
khong co gi
khong co gi quy
khong co gi quy hon
khong co gi quy hon doc ac doc am doc am doc ban doc binh doc canh doc chat doc chiem doc duoc doc dao doc dao doc dac doc dia doc dinh doc doan doc gia doc hai doc huyen doc ke doc mom doc mieng doc nhat doc quyen doc tau doc tau doc than doc than doc thoai doc tinh doc to doc ton doc van.

([No]

nothing

there is nothing

there is nothing precious

there is nothing more precious

there is nothing more precious than wickedness, mono-syllable, drinking alone, reading text, large vase, monogenetic plantation, poisonous substance, monopoly, poisonous drug, uniqueness, one way, first prize, cruelty, only child, dictatorship, reader, harmfulness, monochord, wicked scheme, bad mouthing, oneness, exclusive rights, solo performance, single status, monotheism, monologue, toxicity, toxin, exclusive worship, monorhyme.)

 

*

 

Until now, my poems have been written only in Vietnamese. Many friends often ask me why I don't write in English. My answer is: "Yes, one day in the future I will use English. At the present time, I have to sort out a lot of things of my Vietnamese past, and it needs the Vietnamese language." Yes, I'm still haunted by the past and I still have to deal with it everyday. However, I do not attempt to kill it. I only want to unmask it in order to make friends with it. I cannot make friends with a mysterious, mythical, ghostly friend. I want a real friend. Now I speak to it in Vietnamese, its language. One day when I have completely unmasked it and cleaned all the unwanted marks that it had left on me, I will shake hands with it and introduce it to my new world. It is when I begin to use English to write poems about Viet Nam. It is when Viet Nam and Australia become only one homeland for my spirit.

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021