thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
TIỀN VỆ và tự do tư tưởng & diễn tả cho nghệ thuật Việt Nam đương đại

 

Nhân dịp kỷ niệm 10 NĂM TIỀN VỆ, thân mời quý văn thi hữu và độc giả đọc lại bản dịch tiếng Việt của bài tham luận “TIEN VE and Freedom of Thought & Expression for Contemporary Vietnamese Arts” do Hoàng Ngọc-Tuấn trình bày trong hội nghị quốc tế ECHOES OF A WAR, tại Casula Powerhouse Arts Centre, ngày 17/04/2009. Bản dịch này đã được đọc trong cuộc toạ đàm “Thơ và Nhạc thời chiến ở Việt Nam”, tại Casula Powerhouse Arts Centre, chiều ngày 19/04/2009.
 
Tiền Vệ

 

 

TIỀN VỆ và TỰ DO TƯ TƯỞNG & DIỄN TẢ

CHO NGHỆ THUẬT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Hoàng Ngọc-Tuấn

 

Bất kỳ chế độ độc tài nào cũng sợ sự phản kháng. Vì sợ sự phản kháng, nó ra sức đàn áp tự do tư tưởng và diễn tả. Nó không chấp nhận bất kỳ ý nghĩ nào, tiếng nói nào, cách nói nào khác hay ngược lại với những gì nó cho phép. Nó muốn mọi công dân đều tin tưởng tuyệt đối vào nó, ca ngợi nó, hoặc chí ít, giữ im lặng và đi theo con đường nó đã vạch ra. Không ai được nghi ngờ. Không ai được thắc mắc. Với tham vọng duy trì sự tồn tại của nó một cách trường cửu, chế độ độc tài không chỉ muốn xoá bỏ mọi ý nghĩ phản kháng đương thời, mà, quan trọng hơn, nó còn muốn làm tác giả độc quyền của lịch sử. Đối với nó, lịch sử phải là một văn bản vĩnh cửu xác định rằng nó là chế độ tuyệt hảo nhất, và những gì nó đã làm, đang làm và sẽ làm là những gì đúng đắn nhất, tốt đẹp nhất. Với những tham vọng đó, nó ra sức xoá sạch mọi chất liệu có thể được dùng để viết bất cứ một lịch sử nào khác. Đó là lý do tại sao các chính phủ độc tài không chỉ kiểm duyệt những tin tức truyền thông hàng ngày, mà họ còn nỗ lực kiểm duyệt, sửa đổi hoặc huỷ diệt cả những văn bản hư cấu và những tác phẩm nghệ thuật, những thứ có khả năng tồn tại dài lâu hơn mọi chế độ chính trị.

Chính sách “đổi mới” và “mở cửa” ở Việt Nam đã bắt đầu cách đây hơn 20 năm, nhưng cho đến hôm nay, trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật sự “đổi mới” và “mở cửa” ấy vẫn không thực sự cho phép giới nghệ sĩ được tự do tư tưởng và diễn tả. Cho đến hôm nay, không một cá nhân nào ở Việt Nam được tự ý xuất bản hay trưng bày tác phẩm của mình nếu không có giấy phép của chính quyền. Ở Việt Nam không một nhà xuất bản tư nhân nào được cho phép thành lập. Mọi tác phẩm nghệ thuật, ngay cả một bài thơ ngắn hay một một bức tiểu hoạ, đều phải qua hệ thống kiểm duyệt trước khi được xuất bản hay trưng bày. Thậm chí những tác phẩm đã được phép xuất bản hay trưng bày vẫn có thể bị thu hồi và cấm đoán bất kỳ lúc nào.

Một số người cho rằng giới nghệ sĩ ở Việt Nam hôm nay “muốn làm gì thì làm, miễn đừng đụng đến chính trị.” Nói như vậy là quá lạc quan và không thực sự chính xác. Đã có rất nhiều tác phẩm không được xuất bản hay trưng bày, mặc dù các tác giả của chúng không hề muốn đụng đến chính trị. Điều nguy hiểm là mọi thứ đều có thể bị diễn dịch thành ý đồ chính trị. Nếu cuốn tiểu thuyết của bạn có quá nhiều đoạn kể về những hiện tượng xã hội tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, đĩ điếm, v.v., thì có thể bạn không được phép xuất bản, bởi vì, dưới con mắt của các cán bộ kiểm duyệt, cuốn tiểu thuyết của bạn ám chỉ sự sai lầm và thất bại của nhà cầm quyền. Đảng và Nhà nước chỉ muốn thấy giới nghệ sĩ ra sức ca tụng chế độ và ra sức tô vẽ một hình ảnh giả tạo về một xã hội Việt Nam tuyệt vời, nơi đó nhân dân sống trong tự do, hạnh phúc và công bình, nơi đó không hề có sự đàn áp, bóc lột, bất công, tham nhũng!

Cái ước muốn này của Đảng và Nhà nước thì tất nhiên đi ngược lại bản năng sáng tạo và diễn tả của nghệ sĩ. Đảng và Nhà nước muốn hoàn toàn kiểm soát và điều khiển công việc sáng tạo của nghệ sĩ, nhưng nghệ sĩ lại luôn luôn muốn được tự do nhiều hơn. Sự xung đột này khiến Đảng và Nhà nước không ngừng cảm thấy bất an, và nghệ sĩ không ngừng cảm thấy bị ức chế. Trước kia, lúc Việt Nam chưa mở cửa ra trước thế giới, thì Đảng và Nhà nước dễ dàng siết chặt gọng kềm. Bây giờ thì khác: khi Việt Nam phải mở cửa, giao lưu kinh tế và thương mại với thế giới để đất nước có thể sống còn (và để tầng lớp lãnh đạo có thể làm giàu), thì Đảng và Nhà nước không thể quá dễ dàng siết chặt gọng kềm như trước, nên họ đành nương tay một chút. Thế nhưng, giới nghệ sĩ vẫn chưa có thể nhân cơ hội đó mà giành lại tự do, vì họ biết Đảng và Nhà nước vẫn có thể bất chấp dư luận thế giới để nhanh chóng nghiền nát bất kỳ cá nhân nào dám công khai đi ngược chiều. Tình hình này làm sinh ra một thứ thoả hiệp ngầm: chúng tôi thả lỏng một chút cho các anh, nhưng các anh phải biết đâu là giới hạn, và trong cái giới hạn đó, các anh có thể sáng tác và kiếm sống. Tất cả nghệ sĩ ở Việt Nam đều biết rõ cái giới hạn ấy, và hầu hết đành chấp nhận nó, để tránh nguy hiểm.

Nếu chúng ta quan sát những tác phẩm văn học được cho phép chính thức xuất bản, chúng ta sẽ thấy:

- Các ý tưởng bất đồng chính kiến, nếu có, đều được ẩn dụ hoá đến mức tối đa và cái thông điệp trở nên rất mơ hồ, có thể được diễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Nếu tác phẩm bị cơ quan kiểm duyệt đặt vấn đề, thì tác giả có thể giải thích theo chiều hướng có lợi cho Đảng và Nhà nước.

- Những biểu hiện tiêu cực về văn hoá, những hành vi sai trái, nhũng lạm, bất công, tàn ác, nếu có, thì được phản ảnh một cách rải rác với chủ đích phê phán ở tầm mức cá thể, chứ không mang tính khái quát hoá về cộng đồng xã hội và guồng máy chính trị.

- Nhà văn được phép kể về đời sống đói khổ ở một mức độ nào đó, nhưng nguyên nhân gây đói khổ không phải là nhà cầm quyền đương thời. Tất cả đều do “hậu quả của chiến tranh” trước 1975, hay do chế độ “bao cấp” của giai đoạn 1975-1985 gây ra. Nhưng, “bao cấp” là gì? Đảng và Nhà nước muốn nhân dân hiểu đó là một biện pháp kinh tế sai lầm, nhưng nhân dân Việt Nam lại hiểu nó là chế độ độc tài dưới sự cai trị của Tổng bí thư Lê Duẩn. Đúng ra, đó là một chữ bí ẩn, vì chế độ “bao cấp” mặc dù do Đảng và Nhà nước tạo ra, lại không được Đảng và Nhà nước xem là sản phẩm của chính họ. Nó chẳng thuộc về ai cả, và chẳng ai chịu trách nhiệm về nó cả, tưởng như nó đã rơi từ trên trời xuống! Chế độ “bao cấp” thì hoàn toàn sai lầm và thậm chí bị Đảng và Nhà nước kết án, và nó giống như một cái thùng rác nơi tất cả những sai lầm có thể được vất vào, nhưng Đảng và Nhà nước không chịu trách nhiệm về cái thùng rác ấy, bởi vì Đảng và Nhà nước hoàn toàn đúng đắn, mãi mãi!

- Sự cách tân và thử nghiệm bút pháp, nếu có, thì rất ít ỏi và có chừng mực. Đa số tác phẩm đều dễ đọc, dễ hiểu, và mặc dù chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã bị âm thầm vứt bỏ, hầu hết nghệ sĩ vẫn còn sử dụng bút pháp hiện thực chủ nghĩa, vì đa số họ muốn tránh phiền phức khi xin giấy phép xuất bản, muốn tránh gây sốc khiến nhà cầm quyền khó chịu, muốn tránh bất kỳ sự diễn dịch nào có thể đem nguy hại đến sinh mệnh chính trị của bản thân, và muốn tác phẩm của mình dễ được tiêu thụ trên thị trường.

- Ngay cả những tác phẩm dịch thuật cũng phải qua hệ thống kiểm duyệt. Đem so với nguyên tác, ta sẽ thấy rất nhiều tác phẩm dịch thuật bị cắt bỏ, sửa đổi nhiều chữ, nhiều câu, thậm chí nhiều đoạn văn, để có thể phù hợp với đường lối chính trị của nhà cầm quyền. Nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới không bao giờ có cơ hội được dịch và xuất bản tại Việt Nam sau 1975, chẳng hạn, Trại Súc Vật1984 của George Orwell, hay những tác phẩm lớn của Alexandr Solzhenitsyn. Ngay cả tiểu sử của một số nhà văn lừng danh quốc tế cũng bị cắt sửa, chẳng hạn, vào tháng Tám 2008, khi Alexandr Solzhenitsyn qua đời, các chi tiết tiểu sử của ông đã bị báo chí Việt Nam viết lại. Solzhenitsyn, một nạn nhân của nước Nga thời Xô-viết và một nhà tranh đấu chống lại chế độ độc tài dã man của nước Nga thời Xô-viết, đột nhiên biến thành một “người thư ký trung thành của nước Nga thời Xô-viết”!

Câu “muốn làm gì thì làm, miễn đừng đụng đến chính trị” cần được hiểu như thế, và các tác phẩm được phép xuất bản và trưng bày chính thức đều nằm trong giới hạn đó.

Trong vòng 20 năm qua, hầu hết giới học giả ngoại quốc nghiên cứu văn học Việt Nam chỉ tiếp cận những tác phẩm được chính thức cho phép xuất bản ở Việt Nam, và họ dường như muốn tin rằng văn học Việt Nam đương đại chỉ có thế. Có thể vì họ không có cơ hội để tiếp cận với văn chương ngoài luồng ở Việt Nam. Có thể vì họ ngây thơ, tưởng rằng ở Việt Nam không còn văn chương ngoài luồng nữa. Nhưng cũng có thể vì họ cố tình chọn một lối tiếp cận mang tính ngoại giao để tạo sự giao hảo êm đẹp với Việt Nam, có lợi cho sự nghiệp nghiên cứu hàn lâm dài lâu của họ.

Các dịch giả cũng thế. Hầu hết họ chỉ chọn dịch những tác phẩm được chính thức cho phép ở Việt Nam. Chỉ có một số rất ít dịch giả “Việt kiều” chịu bỏ công dịch một số tác phẩm ngoài luồng ra ngoại ngữ để đăng vào một vài tạp chí, một vài tuyển tập ở nước ngoài.

Bây giờ nếu tôi hỏi quý vị — những người không phải là người Việt Nam đang hiện diện trong cuộc hội thảo này — kể cho tôi nghe những tên tuổi nhà văn và nhà thơ Việt Nam đương đại nào mà quý vị biết, thì tôi cam đoan rằng đại đa số quý vị sẽ kể ra một danh sánh gồm hầu hết, nếu không toàn là, những nhà văn và nhà thơ có giấy phép chính thức trong văn chương chính mạch ở Việt Nam. Thậm chí, cách đây chừng 10 năm, nếu tôi đặt cùng câu hỏi ấy cho đa số người Việt Nam ở hải ngoại, thì họ cũng chẳng thể biết nhiều hơn quý vị bây giờ.

Sự thật là văn học Việt Nam đương đại không chỉ có thế, mà phong phú hơn gấp ngàn lần. Nhiều nhà văn có thực tài và lòng dũng cảm đã không chấp nhận những giới hạn được cho phép đó. Họ đã tự ban cho họ sự tự do tư tưởng và diễn tả để tiếp tục viết, mặc dù họ biết rằng họ không bao giờ được phép xuất bản tác phẩm của mình. Họ không thể kiếm sống bằng tác phẩm, nhưng họ đã làm bất cứ nghề gì khác để sống. Họ đã sáng tác và cất giữ hàng đống trong hộc tủ, và chuyền tay cho bạn bè xem; và trước khi có internet ở Việt Nam, họ chỉ có thể gửi đăng rải rác trên vài tạp chí của người Việt Nam lưu vong ở hải ngoại. Họ hy vọng tác phẩm của họ có thể tạo nên dăm ba lời đồng vọng từ những nơi xa xôi nào đó trên trái đất. Họ hy vọng tác phẩm của họ, nhờ một phép lạ nào đó, sẽ tồn tại dài lâu để có thể đóng góp vào kho tàng nghệ thuật đích thực của một đất nước Việt Nam tự do trong tương lai.

Trước khi Việt Nam có internet, nhiều nhà văn và nhà thơ đã gửi hàng tá tác phẩm ra hải ngoại giống như nhét những thông điệp vào những cái chai và ném vào đại dương. Phần nhiều những tác phẩm ấy ra đi, và dường như biến mất trong thế giới bao la. Nếu những tác phẩm ấy có thể xuất hiện trên những tạp chí ở hải ngoại, thì những tạp chí ấy chưa chắc đã có cơ hội trở về đến tay của tác giả, vì tất cả những tạp chí tiếng Việt từ nước ngoài gửi vào Việt Nam đều có thể bị nhà cầm quyền Việt Nam kiểm duyệt và tịch thu.

Chúng tôi biết rất rõ sự kiện này trong thời gian chúng tôi thực hiện tạp chí Việt từ năm 1998 đến 2001. Chúng tôi đã phát hành 8 số báo, và mỗi số báo đều đăng tải nhiều bài thơ, truyện ngắn và tiểu luận của những tác giả từ Việt Nam gửi sang. Sau khi in xong mỗi số báo, chúng tôi đã gửi hàng trăm copy về Việt Nam, nhưng hầu hết đã biến mất, không bao giờ đến tay các tác giả đã đóng góp những tác phẩm của mình.

Nhận ra những giới hạn của một tạp chí trong việc quảng bá, năm 2002, chúng tôi — một nhóm nhà văn, nghệ sĩ và học giả người Việt định cư tại Úc — quyết định thành lập website TIỀN VỆ. Trên trang mặt của website, chúng tôi xác định chủ trương như sau:

TIỀN VỆ là một trung tâm văn học và nghệ thuật trên mạng lưới thông tin toàn cầu, với hai hoạt động chính là phổ biến các tác phẩm mới và tiến hành các cuộc tranh luận về văn học nghệ thuật. Mục đích chủ yếu của TIỀN VỆ là nhằm góp phần xây dựng một khối Thịnh Vượng Chung của văn học nghệ thuật Việt Nam, nơi, bất chấp những dị biệt về địa lý và chính trị, mọi người có thể gặp gỡ nhau trong nỗ lực tìm tòi và thử nghiệm để trả công việc sáng tác trở về đúng nguyên nghĩa của nó: làm ra cái mới.

Bốn năm sau, năm 2006, Đinh Linh, nhà thơ Mỹ gốc Việt nổi tiếng, đã nhận xét về TIỀN VỆ như sau:

Dưới chế độ chính quyền kiểm soát toàn bộ việc phát hành ấn phẩm, các nhà thơ Việt Nam đã lên web để xuất bản và đọc tác phẩm của nhau. Một trang web duy nhất, Tiền Vệ, chịu trách nhiệm cho hiện tượng này. [...] Tiền Vệ là trang web độc đáo vì nội dung được cập nhật hàng ngày. Mỗi sáng, vừa thức dậy tôi đã tìm thấy ngay những bài thơ và những bản dịch mới để đọc, ngay cả một số bài của chính tôi vừa gửi cho ban biên tập trước đó một ngày hay một giờ. Tờ báo mạng này đang sống và phát triển trước mắt mọi người, và những cuộc thụ phấn liên thể loại giữa thơ và truyện là bằng chứng hùng hồn. [...] So với cái văn hoá chữ nghĩa chính thống ở Việt Nam, nơi những cây bút già bị bắt nạt phải viết loại thơ nhếch nhác như con nít, và những cây bút liều lĩnh hơn chỉ dám nhét một hai bóng ma vào bài thơ để khoe cái phẩm chất “siêu thực” của họ, thì Tiền Vệ nện cho một đá bể đít! Tiền Vệ có thể được coi là diễn đàn văn chương duy nhất, hay, đúng hơn, là cuộc chơi duy nhất trong vũ trụ (tiếng Việt), nên nhiều nhà thơ đã chọn nó làm thư khố cho toàn bộ tác phẩm của mình...[1]

Thật vậy, từ lúc ra đời cho đến nay, TIỀN VỆ càng ngày càng trở thành một đối lực của hệ thống kiểm duyệt mang tính chính trị ở Việt Nam. Qua TIỀN VỆ, hàng trăm khuôn mặt văn nghệ mới và hàng tá tên tuổi văn nghệ sĩ bị bịt miệng ở Việt Nam đã xuất hiện dưới tên thật hay bút danh, với hàng ngàn tác phẩm mới sáng tác hay đã bị vùi lấp từ lâu. Qua TIỀN VỆ, nghệ sĩ ở Việt Nam có một không gian để hoàn toàn tự do suy nghĩ, tưởng tượng, tìm tòi và thí nghiệm mọi khả thể của việc cách tân nghệ thuật. Qua TIỀN VỆ, tác phẩm của họ nhanh chóng đến với độc giả tiếng Việt trên toàn thế giới. Qua TIỀN VỆ, họ đã tạo nên một nền văn chương Việt Nam khác, đối đầu với nền văn chương có giấy phép ở Việt Nam.

Qua những công việc của mình, TIỀN VỆ thực hiện 3 nhiệm vụ quan trọng:

1. Đề cao sự tự do tư tưởng và diễn tả, và cổ xúy mọi nỗ lực thí nghiệm và cách tân trong bút pháp và thẩm mỹ.

2. Quảng bá đến độc giả toàn cầu những tác phẩm mới và có giá trị của nghệ sĩ Việt Nam (trong nước và lưu vong), đặc biệt những tác phẩm bị cấm đoán và bị gạt ra ngoài lề ở Việt Nam.

3. Bảo tồn tất cả những tác phẩm ấy, với niềm tin tưởng rằng chúng hàm chứa những chất liệu chân thực để góp phần vào việc viết lại một lịch sử khác, trung thực hơn, cho Việt Nam trong tương lai.

Ngày 29/01/2004, tờ báo Thanh Niên, một trong những tờ báo mạnh nhất ở Việt Nam, đã biểu lộ sự lo ngại rằng TIỀN VỆ “muốn chiếm lĩnh nền thơ văn tiếng Việt trên mạng thông tin điện tử nhằm giành quyền ‘xây dựng một khối thịnh vượng chung của văn học nghệ thuật Việt Nam’.” Họ nhận ra rằng có những nhà văn trẻ đang “lao theo” TIỀN VỆ, và họ lo ngại vì “dường như cái ‘trung tâm văn học nghệ thuật trên mạng thông tin toàn cầu’ này đang thu hút sự tò mò của một số không ít người quan tâm tới văn chương nghệ thuật.” Họ cho rằng TIỀN VỆ là nơi quảng bá “những câu chữ lổn ngổn tối nghĩa”, “triết lý bí hiểm”, “vô số rác rưởi dơ bẩn”, “tục tĩu”... Họ xem TIỀN VỆ là một trong “các thế lực thù địch vẫn rêu rao những gì về nhân quyền, tự do dân chủ nhằm chia rẽ, phá hoại đất nước” Việt Nam. Họ kết án TIỀN VỆ có “một thái độ báng bổ Tổ quốc, đất nước, dân tộc và người cộng sản...” Và họ kết luận: “Cần có một biện pháp hữu hiệu để kịp thời ngăn chặn và xử lý tình trạng ô nhiễm độc hại nói trên.”

Ngay sau đó, một số nhà văn và nhà thơ ở Sài Gòn đã bị công an cảnh cáo và đe doạ.

Thế rồi, từ đó đến nay, những tờ báo khác ở Việt Nam thay phiên nhau tấn công TIỀN VỆ, cũng bằng những luận điệu tương tự. Gần đây nhất, ngày 06/02/2009, tờ báo Công An thành phố Hồ Chí Minh kết án TIỀN VỆ là “một trang web chuyên về thơ văn chống phá đất nước.”

Họ dán cho TIỀN VỆ cái nhãn hiệu “chống phá đất nước”, nhưng họ hoàn toàn không đưa ra bất cứ một bằng chứng nào cho thấy TIỀN VỆ đã “chống phá đất nước” cả. Cái nhãn hiệu này được sử dụng như một biện pháp đe doạ đối với các nghệ sĩ ở Việt Nam: ai gửi tác phẩm đến TIỀN VỆ thì có thể sẽ bị kết án là hợp tác với những âm mưu “chống phá đất nước”. Ở Việt Nam, tội “chống phá đất nước” là tội nghiêm trọng nhất.

Sử dụng cái nhãn hiệu này, họ khẳng định tham vọng đồng hoá cái ý nghĩa của chữ “Đất nước” với các chữ “Đảng” và “Chế độ”. Ở Việt Nam, điều này thật là đơn giản: nếu một người nào đi ngược lại đường lối của Đảng và chế độ, thì người ấy hiển nhiên là kẻ “chống phá đất nước”, và người ấy phải bị nghiêm trị.

Quý vị có thể thắc mắc: Tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại phải cảm thấy lo ngại trước một website văn học nghệ thuật như TIỀN VỆ? Tại sao họ không thể làm ngơ?

Không, họ không thể làm ngơ được, vì nhiều lý do dễ hiểu:

1. TIỀN VỆ gây bất an cho giới nghệ sĩ chính thống ở Việt Nam. Hàng ngày, các nghệ sĩ chính thống ở Việt Nam vào đọc TIỀN VỆ, và họ nhận ra sự khác biệt to lớn giữa cái không khí tự do sáng tạo thực sự và cái không khí tù túng mà họ phải cam chịu. Họ cảm thấy họ bị lạc hậu, lỗi thời và hèn kém so với những nghệ sĩ chọn sự tự do. Mặc cảm thua sút này khiến họ không thể an tâm sống và làm việc dưới sự điều khiển của Đảng và Nhà nước. Từng chút và từng chút, họ cố gắng nhúc nhích để nới rộng cái không gian sáng tạo của họ.

2. TIỀN VỆ không chỉ ảnh hưởng đến văn giới chính thống ở Việt Nam trên phương diện thẩm mỹ mà cả về nhận thức chính trị. Đọc TIỀN VỆ, họ học định nghĩa lại tự do, công lý, nhân quyền, và trách nhiệm của nghệ sĩ đối với đồng bào dưới chế độ độc tài. Và một khi họ đã hiểu những định nghĩa mới này, họ cảm thấy xấu hổ để tiếp tục sống và viết như những kẻ nô lệ và những kẻ dối trá.

3. TIỀN VỆ là nơi dung dưỡng những tiếng nói đối kháng. Phần lớn các tác phẩm trên TIỀN VỆ là những tác phẩm chứa đựng những tiếng nói đối kháng. Chúng không phải là những khẩu hiệu dễ dãi và chóng quên, mà chúng là những tiếng nói được chuyên chở trong những tác phẩm nghệ thuật. Điều này khiến nhà cầm quyền độc tài lo ngại, vì, những tác phẩm ấy, được viết bởi những nghệ sĩ có lương tâm trước con người dưới những chế độ áp bức, bạo ngược, thì chính là nơi dung chứa những chất liệu cho một lịch sử khác hẳn với cái lịch sử giả mạo mà nhà cầm quyền đang ra sức tô điểm. Như chúng ta đều biết, những bài báo, những bản tin thời sự, những bài bình luận hay tranh cãi về chính trị có thể sẽ bị lãng quên theo thời gian, nhưng những tác phẩm nghệ thuật có giá trị mới có thể còn lại, và trong những tác phẩm nghệ thuật ấy, hậu thế sẽ tìm thấy những chất liệu để viết một lịch sử khác.

Con người Việt Nam đang sống trong một không gian và thời gian phi lịch sử. Cái lịch sử hiểu như bản mô tả những sự kiện quá khứ từ ngày thống nhất đất nước đến nay là một lịch sử giả mạo. Trong đó không có hình ảnh và tiếng nói của hàng triệu người đã bị giam cầm trong những trại tập trung cải tạo và cưỡng bách lao động. Trong đó không có hình ảnh và tiếng nói của hàng triệu người đã bỏ xứ ra đi và hàng trăm ngàn người đã chết trong lòng biển hay trên đường vượt thoát. Trong đó không có hình ảnh và tiếng nói của hàng chục triệu người dân đã sống trong một bầu không khí tù hãm, đói khát, cơ cực, sợ hãi và tuyệt vọng. Trong đó không có một chữ nào mô tả sự áp bức, bạo ngược, bất công, tham nhũng, và sai lầm của Đảng và Nhà nước.

Những nghệ sĩ Việt Nam có lương tâm và trách nhiệm đã và đang viết không ngừng. Họ viết để lấp vào khoảng trống của không gian và thời gian phi lịch sử ấy. Và TIỀN VỆ đang hỗ trợ họ, quảng bá và bảo tồn những tác phẩm của họ. TIỀN VỆ là một trong những điều kiện tồn tại của họ — những nghệ sĩ bị guồng máy chính trị gạt ra bên lề và, đặc biệt, những nghệ sĩ như những người bất đồng chính kiến, ở Việt Nam hôm nay. Họ phải tiếp tục tồn tại để viết cho một tương lai khác — một tương lai mà nhân dân Việt Nam có thể giành lại lịch sử của mình, một lịch sử đầy thương đau, nhưng là một lịch sử mà chính họ đã trải qua bằng xương máu.

 

 

 

_________________________

[1]Đinh Linh, “Hãy để họ ăn pixels!”, Tiền Vệ, 22.11.2006.

 

 

----------------------------------
Các tác phẩm cùng đề tài:
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Lắm lúc muốn bỏ đi tìm đến chốn thâm sơn cùng cốc / nhưng bao lần ngẫm / chiếc vòng kim cô tình này khó lòng thoát // Lại nữa / không có nàng tim ta sẽ héo... như nho khô... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tác phẩm sơn dầu trên bố, thực hiện vào tháng 12/2012...
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tác phẩm sơn dầu trên bố, thực hiện vào tháng 12/2012...
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tác phẩm sơn dầu trên bố, thực hiện vào tháng 12/2012...
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Điểm chung lớn nhất của giới cầm bút khi đến với Tiền Vệ là sự đồng điệu, tâm đắc về quan điểm sáng tác và mỹ cảm mà trang mạng này khởi xướng. Chính điều này tạo nên cái mà nhóm chủ trương gọi là “cộng hòa văn chương” nơi tất cả mọi người đều được đón nhận một cách bình đẳng và dân chủ.... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Chiều thứ Bảy, ngày 01/12/2012, một buổi sinh hoạt văn nghệ kỷ niệm 10 NĂM TIỀN VỆ đã diễn ra tại Cabravale Leisure Centre, Cabramatta. Xin gửi đến các bạn văn nghệ sĩ và độc giả một số hình ảnh... [Photo: Lê Phong, Tú Trinh, Phan Quỳnh Trâm, Lê Trung Tự & Hoàng Ngọc Trâm] (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... tranh digital, ngẫu hứng từ biểu tượng của Tiền Vệ, thực hiện vào tháng 12/2012...
 
Con đường đến với văn chương  (tiểu luận / nhận định ) - Trà Đoá
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Đến một lúc, tình cờ vén đám mây dối trá đó lên, bạn nhận ra có nhiều thứ tươi sáng ngoài kia... Tiền Vệ là một trong những thứ như thế. Vâng, có nhiều cách để đến với văn chương nhưng sẽ chẳng có cách nào mà không phải do đam mê dẫn dắt và sự trung thực soi đường. Nhưng đôi lúc, để niềm đam mê ấy trở nên hiện thực, cũng phải cần những khích lệ. Đối với tôi, Tiền Vệ là niềm khích lệ lớn lao để tôi bước vào con đường viết lách... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Điều quan trọng là Tiền Vệ có cả một hệ thống như một guồng máy, và điều quan trọng là mỗi một vị trí hay đinh ốc của hệ thống và guồng máy ấy không phải là sắt thép vô cảm, lạnh lẽo, không có tiếng nói, không chỉ có ồn ào đinh tai nhức óc, mà mỗi một vị trí đinh ốc là một linh hồn con người và có đối thoại với nhau để tìm ra cái mới, nâng cấp các trình độ, hoà chung vào trào lưu văn học nghệ thuật đang diễn ra trên thế giới... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... thôi thì viết ra những điều này, như một cách tâm sự đồng thời tri ân độc giả Tiền Vệ đang sống nơi nào đó, trong hoặc ngoài quê hương: một buổi sáng yên ấm trong những ngày cuối năm 2012 của nhà văn lê thị thấm vân / và tôi cũng xin thú thật rằng, để có một buổi sáng yên ấm như sáng nay, thật không dễ dàng chút nào / bởi ai cũng biết: sống mà... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... mười năm không ngờ / tự vươn sau cơn đột qụy hẳn mình đồng da sắt / tâm hồn chẳng màng tâm hồn / thể xác không dung thể xác / và trái tim titan... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Một phụ âm bị xoá / Vì nó không biết sợ / Những nguyên âm bị xoá / Vì nó không nghe lời // Tựa như chúng ta phải nằm ngửa trên đời / Khi câu thơ bị rơi / Trắng tênh hênh trang giấy... | ... Đâu rồi những ngôn ngữ cười như toả nắng / Cái giếng đầy ứ chữ tiếc thương / Dâng lên như nước mạch... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Xuất hiện trên Tiền Vệ như là một cách xác tín tính cách văn chương của mỗi con người và tác phẩm của mình. Ở đây bạn sẽ biết sự lan toả của mình đi đến đâu. Với tôi, mỗi lần xuất hiện trên Tiền Vệ là một lần vui... (...) (...)
 
Đảm nhận vai trò lịch sử...  (tiểu luận / nhận định) - Ngự Thuyết
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tiền Vệ với một Ban Biên Tập chuyên nghiệp, với số cộng tác viên hùng hậu, và với hai người chủ biên đa năng, đa hiệu, và đầy tâm huyết, sẽ xứng đáng đảm nhận vai trò lịch sử của nó... (...) (...)
 
Vài ghi nhận, 10 năm Tiền Vệ  (tiểu luận / nhận định) - Ðinh Trường Chinh
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Một sân chơi tuy mới mà quen thuộc. Nơi sau đó tôi sẽ gửi đến những gì ưng ý nhất. Nơi tôi sẽ đọc những sáng tác xóa bỏ đường viền, thành kiến, xóa bỏ sự cũ kỹ trong nghệ thuật, và học hỏi được nhiều điều mới từ những lý thuyết mới trong nghệ thuật đương đại. Nơi tôi được “gặp” rất nhiều nhà thơ, nhà văn, trẻ trong nước, có người tôi chỉ thấy sáng tác đăng trên tienve.org. Khoảng cách thu hẹp. Một sân chơi đích thực cho văn chương nghệ thuật Việt trên toàn cầu... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tôi ước mong Tiền Vệ sẽ tồn tại mãi để mọi người có nơi mà trở về sau những giờ làm việc cực nhọc, sau những lần vật vã đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày... (...) (...)
 
Hoàng Ngọc-Tuấn và tôi  (ký sự / tường thuật) - Nguyễn Đạt
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Kỷ niệm đặc biệt với Hoàng Ngọc-Tuấn, tôi rất trân trọng, lưu giữ mãi ở bìa sau một quyển truyện của tôi: những dòng anh viết về 22 Truyện ngắn Nguyễn Đạt, hầu hết là những truyện ngắn đã đăng ở Tiền Vệ... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Đó là một cuộc se duyên vui vẻ nồng ấm / giữa niềm đam mê bất tận của tôi / những tế bào sống động từ não / hình hài bằng tháng năm / với người tình lạnh lùng / trên screen nâu và xám... (...)
 
Tiền Vệ là gì?  (thư toà soạn) - Tienve.org
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Trong 10 năm qua (2002-2012), thỉnh thoảng lại có một vài người thắc mắc về ý nghĩa của chữ “Tiền Vệ”. Thật ra, đó là một câu hỏi mà nhiều người đã đặt ra từ khi trang TIỀN VỆ vừa khai sinh, và chúng tôi đã có đăng một bản tin với nhan đề “Tiền Vệ là gì?” vào ngày 28/1/2003 để giải thích về điều này. Hôm nay, chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bản tin ấy để các bạn tiện tham khảo... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... hòng mọi thứ suôn sẻ thêm mười năm / hai mươi năm / năm mươi năm / trăm năm / hòng cũng “vui thôi mà!” kiểu bùi giáng / ưa nói // cho tiền vệ... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tôi chồm hổm ngóng đợi bình minh / con chữ hy vọng bò lên mắt / đường thơ chảy thành dòng nước thánh / tẩm liệm ngày cửa đóng / tôi mở mắt / tôi mở thơ / tôi mở cờ / tôi mở tôi... (...)
 
Những điều có thật  (tiểu luận / nhận định) - Lê Minh Phong
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tôi thường khoái hoạt rít thuốc và uống café rồi chậm rãi đọc lại những tác phẩm của mình trên Tiền Vệ giống như cái cách mà một đứa bé để chiếc banh quy sữa thấm dần rồi tan biến trên đầu lưỡi của mình. Đương nhiên, sau khi đã xuất hiện trên Tiền Vệ thì những truyện ngăn của tôi đã trở nên hoàn hảo hơn... (...) (...)
 
Từ báo in Việt đến báo mạng Tiền Vệ  (tiểu luận / nhận định) - Phan Đức
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Từ lâu, tôi luôn tâm niệm làm thơ là phải sáng tạo, là làm ra sự độc đáo của riêng mình, và không giống ai, còn nếu không làm được như vậy thì nên ngừng viết. Dù thế, chính tôi đến nay vẫn không thích làm thơ kiểu mới nhưng mặt khác cũng rất trân trọng người làm thơ có ít nhiều sáng tạo, chứ không còn dị ứng như trước!... (...) (...)
 
10 năm Tiền Vệ  (tiểu luận / nhận định) - Black Raccoon
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Thật ra, tui không rõ nhóm chủ trương Tiền Vệ đặt tên tờ báo theo nghĩa nào. Tiền Vệ trong bóng đá Forward, hay Tiền Phong trong văn học Avant-Garde? Có lẽ là Tiền Vệ trong bóng đá. Xung phong, tấn công. Dĩ nhiên là có mục tiêu. Trong bóng đá Soccer, người tấn công cần tốc độ, kỹ thuật và cả nghệ thuật phối hợp lắt léo đẹp mắt. Tờ Tiền Vệ dường như có đầy đủ các yếu tố này... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tự do, tôn trọng mọi thể nghiệm nghệ thuật mới nhất. Cái này là vô cùng quan trọng. Đối với Tiền Vệ, tác giả được thỏa sức viết, viết về bất cứ điều gì chỉ cần ráng viết sao cho hay là được... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... hãy bày biện ra / hãy chuyên chở tới / hãy gởi đi xa về phía trước / hai mươi năm / ba mươi năm nữa / thơ ta vỗ nhịp điệu nhớ nhung xanh sắc màu lá biếc / thời tienve.org... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Akhmatova, người nói câu ấy, ai treo chị ở đây không phải là tình cờ, họ biết tôi sẽ tới, nhìn ngắm, như chị đã nhìn ngắm những ngôi sao đuối mệt trên Neva, trên những vách nhà tù đỏ và ghi nhận, những câu nói chạy ngược vào trong, nhập tâm, nhập nhập tâm... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Thở nhẹ thời gian / bằng khói từ kẽ tay / nơi một que diêm / vừa cháy hết mười năm / màu đỏ của lửa / vẫn bập bùng trong tay khuya... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] Bếp lửa quê nhà / quạnh quẽ / mùi lá khô cây khô cỏ khô da khô máu khô thôi thúc cháy / chữ nghĩa cong khô vặn vẹo nằm phơi nắng cả / bút mực cũ càng chỏng chơ bụi bặm góc nhà... (...)
 
Hơn một ngàn ngày  (tiểu luận / nhận định) - Khuất Đẩu
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Khi Talawas tự đình bản, tôi nghĩ mình cũng chết theo. Không ngờ lại đầu thai ở Tiền Vệ. Hóa ra là đã 1000 ngày! Một ngàn ngày chạy theo anh em cũng muốn hụt hơi. Nhưng mà vui. Cái vui lớn nhất là được sống trong không khí bát ngát của tự do. Tự do viết, tự do suy tưởng. Chẳng phải mang một cái vòng kim cô nào hết... (...) (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... đôi chân cứng như đồng / đá ngoạn mục đá nhanh / trên sân chơi văn học / trọng tài là lương tâm // mười năm chơi trên sân / đối thủ phải nể nang / vì tinh hoa đấu pháp / và cú sút vô song... (...)
 
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... đêm cởi áo để lưng trần quạt gió / cơn nóng hung hăng kẹp nách đo nhiệt kế / trái tim bung vỡ hục hặc hoài nghi / nhịp đập méo mó dò la tâm tưởng / gõ gõ như điên lên những con chữ // tiếng cười lù khù trong cổ họng / mừng một niên tiền vệ hoành hành / cho tôi siết tay một cái nhe... (...)
 
Tiền Vệ: văn học xung phong  (ký sự / tường thuật) - Bùi Văn Phú
[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Thủ môn, hậu vệ, trung vệ và tiền vệ là ngôn ngữ thể thao. Khi nghe tên Tiền Vệ tôi mường tượng đến những cặp giò dai sức, xung phong tấn công, ở đây là tính xung phong trong văn học... (...) (...)

 

Không có sự cô độc nào  (tiểu luận / nhận định) - Trần Tiến Dũng

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Giờ đây nhìn lại, tôi thấy mình chính xác khi đã tin rằng Tiền Vệ là miền đất hứa của phẩm chất văn học tiên phong và ý thức tự do... Không có sự cô độc nào trước bóng tối ác hiểm của hệ thống độc tài kiểm duyệt và đặt bẫy. Đã chọn là thi sĩ và nhà văn tự do thì không có sự cô độc nào, cho dẫu là vẻ ngoài. Sự thật là vậy, bởi sự kiên nhẫn khinh thường loại chữ nghĩa chuồng trại luôn có không khí sạch và cần thiết hơn cho ý thức và sáng tạo... (...) (...)

 

Tiền Vệ - dòng sông ơi, vẫn cứ chảy...  (tiểu luận / nhận định) - Trần Hữu Dũng

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... 10 năm Tiền Vệ là cả chặng đường dài của tờ báo mạng về văn học nghệ thuật, nhưng để hình thành “một khối Thịnh Vượng Chung của văn học nghệ thuật Việt Nam, nơi, bất chấp những dị biệt về địa lý và chính trị, mọi người có thể gặp gỡ nhau trong nỗ lực tìm tòi và thử nghiệm để trả công việc sáng tác trở về đúng nguyên nghĩa của nó: làm ra cái mới” thì quả là một thử thách cam go, ác liệt!... (...) (...)

 

10 năm Tiền Vệ  (ký sự / tường thuật) - Lê Trung Tự

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Đến khi Tiền Vệ chính thức ra đời, tôi bỗng nhiên trở thành một độc giả hết sức trung thành. Sáng, tôi đến chỗ làm sớm hơn những người khác, việc đầu tiên là mở internet và bấm vào nút trang nhà tienve.org; giờ nghỉ buổi sáng, tienve.org; giờ ăn trưa, tienve.org; trước khi tắt máy ra về, tienve.org; buổi tối, trước khi đi ngủ, tienve.org... (...) (...)

 

Tôi mơ giấc mơ vớt chữ  (thơ) - Chim Hải

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... tôi thấy giấc mơ tôi nguyên vẹn trên lưng còng gió / tôi quay về khu vườn bỏ hoang / xác nhận sự tồn tại của chữ / tôi ngắm kỹ diện mạo thơ / và tôi không ngủ... (...)

 

còn lại  (thơ) - Tạ Duy Bình

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... luôn mở ra / ở phía trước / xa thẳm / những con đường / nhìn ngược thời gian / đánh thức những giấc mơ / đêm cứ chảy dài / xoã tung trời mái tóc / nghe bên trong / một giọng nói huyền / lặng thanh... (...)

 

“Thập niên đăng hoả” của Tiền Vệ  (tiểu luận / nhận định) - Trần Ðình Lương

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Sẽ có vụ mùa tốt khi khí hậu văn học nghệ thuật không còn ô nhiễm vì chính trị; khi người sáng tác vượt lên được sự cô quạnh của hoàn cảnh sống cùng sáng tác của mình. “Thập niên đăng hoả” của Tiền Vệ với những bước tiến mạnh mẽ về phía trước: “Hé cửa vào mai sau”... (...) (...)

 

Tiền Vệ, nơi tôi gởi trái tim  (truyện / tuỳ bút) - Trịnh Thanh Thủy

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Cho tới bây giờ tôi vẫn luôn nghĩ rằng khi cần một nơi để gởi gắm trái tim mình tôi sẽ tìm đến Tiền Vệ, nơi tôi có thể vào và bỏ lại những xao xác, áp lực của cuộc sống trong thơ, văn. Nó là bến cảng của các con tàu cảm xúc, chốn trú ẩn của những tâm hồn yêu văn chương, âm nhạc nghệ thuật... (...) (...)

 

một ghi chú bên lề  (thơ) - Nguyễn Man Nhiên

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... ngày qua đi / tấm khăn choàng của sương mù / phủ lên tôi / với các từ bí mật / nhưng trong cái nhìn hoài nghi của bạn, nơi mà thế giới đã đi vào / tôi là ai, có thể... (...)

 

Mười năm Tiền Vệ (2002-2012)  (tiểu luận / nhận định) - Nguyễn Hưng Quốc

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Trước, tôi đã biết, trên lý thuyết, tính tốc độ và tính toàn cầu của internet, nhưng chỉ với Tiền Vệ, tôi mới cảm nhận được, một cách trực tiếp, ý nghĩa thực sự của hai đặc điểm ấy... (...) (...)

 

Khi chúng đến  (truyện / tuỳ bút) - Lưu Diệu Vân

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tôi phát hiện mình đang lơ lửng trong một thòng lọng kết bằng những còng dấu hỏi. Tôi thấy chúng ập đến, chưa kịp hỏi câu cuối cùng. Tại sao phải luôn cần biết? ... (...) (...)

 

Bút nữ Tiền Vệ  (nhiếp ảnh) - Tú Trinh

[10 NĂM TIỀN VỆ] Tác phẩm nhiếp ảnh ghép (photo collage), thực hiện vào tháng 11.2012...

 

Những ý nghĩ trên ghế bố  (ký sự / tường thuật) - Thận Nhiên

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Bạn có tò mò, vậy chứ toà soạn của Tiền Vệ được đặt ở đâu? Tôi xin mời bạn đến thăm nhé. Nó ở đây. Trong căn phòng này. Ông chủ biên đã đọc những gì bạn viết ở đâu ư? Ở đây, trên mặt bàn bề bộn này. Văn chương của bạn viết được đọc với những thứ gia vị gì ư? Bạn thấy đó, cái gạt tàn đầy ắp chưa được đổ và hai chiếc ly chỉ còn cặn rượu... (...) (...)

 

Tiền Vệ & tôi  (ký sự / tường thuật) - Nguyễn Viện

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Với Tiền Vệ, gần như tôi được thỏa chí viết. Tôi có thể viết bất cứ thứ gì tôi nghĩ và tôi muốn. Viết không theo một khuôn khổ nào. Viết sao cũng được... (...) (...)

 

Những gợi mở về cách nhìn thế giới  (tiểu luận / nhận định) - Nguyễn Thanh Hiện

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... có thể nói suốt mười năm qua, trang mạng tienve.org đã làm được công việc đi tiên phong trong việc giới thiệu những cái mới của văn học và nghệ thuật thế giới, cả trong lĩnh vực hư cấu lẫn lĩnh vực phi hư cấu... (...) (...)

 

Duyên vui  (ký sự / tường thuật) - Hiệp Phong

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Luôn luôn đi trước, thay đổi, mới lạ không ngừng mới là Tiền Vệ. Nhân kỷ niệm 10 NĂM TIỀN VỆ, gọi là: lời quê chắp nhặt dông dài, tôi mạn phép góp đôi dòng “lưu bút” vào ngày này như một lời chúc mừng, như một bó hoa tươi thắm gửi tặng đến Ban Biên Tập Tiền Vệ. Một Tiền Vệ trí tuệ, phong phú, tinh tường — một Trái tim Nghệ sĩ... (...) (...)

 

tim hãy còn đập  (hội họa) - Vương Ngọc Minh

[10 NĂM TIỀN VỆ] Tác phẩm sơn dầu trên bố, thực hiện vào tháng 11/2012...

 

Cuộc tình nửa đoạn  (thơ) - Ðinh Phương

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... hằng ngày tôi đến thăm em / thỉnh thoảng bắn lên trời những nụ hôn / em ngồi lựa chọn / chỉ nhặt những cái lăn lộn / những cái điên tiết / chẳng giống ai... (...)

 

Từ Nguyễn Hưng Quốc tới Hoàng Ngọc-Tuấn  (ký sự / tường thuật) - Hoàng Xuân Sơn

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Nhân kỷ niệm 10 năm Tiền Vệ, xin cảm tạ quý bằng hữu đã cho tôi có cái đà bung tiếp trong cuộc chơi thơ ca văng mạng. Và xin tặng anh em chủ trương Tiền Vệ một lẵng hồng nhung thắm đượm tình quê, tình người.... (...) (...)

 

Những chiến binh  (thơ) - Lê Nguyên Tịnh

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... những chiến binh / làm lịch sử sống động / họ luôn đi về phía trước / với lòng vô uý / mặt trời rực rỡ trong tim / thời gian đối với họ là niềm xác tín... (...)

 

retro  (thơ) - Nguyễn Man Nhiên

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... bầu trời mãi bỏ đi, hướng gió giả vờ / con bồ nông trong mũ bơi huýt sáo / những chiếc lông chim chầm chậm xoay vòng / giấc mơ bị sờn của tôi mắc kẹt trong cát lún... (...)

 

Máu chảy ra thì lạnh  (thơ) - Lê Vĩnh Tài

[10 NĂM TIỀN VỆ] Khi bạn cứa vào cổ tay / Cắt đứt nỗi đau đang giày vò bạn / Máu chảy đến khi bạn cảm thấy cơ thể mình trống rỗng / Như hàng ngày bạn vẫn xả nước thải xuống cống / Máu chảy ra thì lạnh... (...)

 

Cơn mộng giữa rừng phong (truyện / tuỳ bút) - Hoàng Long

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Đã hết một mùa thu ư? Anh thấy mình ngồi đây đã ngàn năm, đã qua bao mùa trăng, bao nhiêu lần lá đổ. Nhưng đồng hồ mới chỉ hai giờ rưỡi chiều. Mới ba mươi phút trôi qua. Mặt ao vẫn lặng lẽ, đàn vịt nhỏ vẫn bơi bơi, gió nhẹ thổi những lá phong rơi rải rác, ngôi chùa vẫn yên tĩnh trầm tư. Tiếng chuông chùa đã thức tỉnh anh khỏi cơn đại mộng. Cuộc đời có khác gì một giấc chiêm bao giữa trưa thu?...

 

Tiền Vệ (thơ) - Vũ Trọng Quang

[10 NĂM TIỀN VỆ] Như một tiền đạo / lao về phía trước / không lùi lại / cũng không đứng lại / đứng lại là lùi lại / hậu vệ // Thoát khỏi ngã ba / chữ nghĩa giương biểu ngữ / trên mặt sông đang chảy / ra biển lớn...

 

Mười năm tienve.org  (thơ) - Lê Vĩnh Tài

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Thúy đã nói: / Tiền Vệ là nơi chúng ta sẽ công bố lần đầu tiên những tác phẩm của mình. / Như Mẹ đã chọn nơi ấm áp để sinh chúng ta... (...)

 

Những hạt giống bay đi  (hội họa) - Ann Phong

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Tranh acrylic trên bố, sáng tác năm 2011. Hoạ sĩ gửi riêng cho Tiền Vệ như một lời chúc mừng sinh nhật 10 năm...

 

Giao hưởng chiều  (thơ) - Chiêu Anh Nguyễn

[10 NĂM TIỀN VỆ] ... Có gì / ngoài khung cửa ấy / bức tường chắn lối mòn như tất cả những bức tường / trên đời / chiếc cửa sổ kéo rèm vàng nhạt, khung cửa cao quá đầu người / mờ đục / có gì / ngoài khung cửa / cây con đã đâm lên từ sau ô kính... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021