thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Trên tất cả các đỉnh cao...

 

11/03/2011 – Vào mạng Tiền Vệ, thấy bài của Hoàng Ngọc-Tuấn “Tưởng niệm Phạm Công Thiện”, tôi bỗng giật mình. Sao lại tưởng niệm? Chưa chết thì ai tưởng niệm làm gì? Đọc tiếp: (1941-2011). Hoá ra Phạm Công Thiện “chết thật” rồi!

Không nghe nói bệnh tật gì cả, chỉ biết ra đi nhẹ nhàng. Vậy thì cũng tốt thôi! Nhớ câu tục ngữ Tây Tạng: người ta chết nhưng không mất.

Sau Trịnh Công Sơn bây giờ tới Phạm Công Thiện. Mấy ngày nữa thế nào cũng tràn ngập bài vở trên mạng. (Hồi TCS mới mất, có người gặp ông một lần trên một chuyến xe lam, cũng đủ cảm khái để viết là “đã gặp” TCS rồi!)

 

*

 

Những người trong thập niên 60 của thế kỷ trước ở miền Nam vào lứa tuổi teens, nay có trẻ lắm thì cũng đã tròm trèm 60 cả rồi, nếu không muốn nói là “lớn”hơn. Khác với âm nhạc, như nhạc Trịnh Công Sơn chẳng hạn, văn chương chữ nghĩa không dễ đại chúng hoá, thành thử người đọc Phạm Công Thiện không thể có nhiều. Nhưng vào thời điểm đó, đối với giới văn học, nghệ thuật, trí thức, sinh viên miền Nam, Phạm Công Thiện là một l’enfant terrible, một hiện tượng, một thứ “must” phải đọc. Có hiểu được hay không lại là chuyện khác!

Sách Phạm Công Thiện đi liền với nhạc Trịnh Công Sơn, tiếng hát Khánh Ly, các quán cà phê và những khắc khoải siêu hình... của đám thanh thiếu niên một chân trong sân trường, một chân trong quân trường, nhìn đời với “những cặp kính màu”, qua “khung cửa hẹp”, để rồi lại than thở sao “ngày vui qua mau”?

1963 - Chế độ độc tài gia đình trị Thiên Chúa giáo nhà Ngô sụp đổ, kéo theo nền tảng đạo đức giả của nó. 1965 - quân đội Mỹ đổ bộ ồ ạt vào miền Nam, các giá trị truyền thống của xã hội, thế giáo từ thế kỷ trước chưa kịp cập nhật hoá... cũng đổi thay nhanh chóng cho một nửa nước còn đi tìm bản thể của mình.

Chính trong cái bối cảnh chân không (vacuum) xã hội-chính trị ấy mà các phong trào về nguồn, hồi sinh Phật Giáo (sau nhiều năm bị áp bức) và hơn thế nữa, các luồng tư tưởng, trào lưu hiện đại trên thế giới... đã được giới trí thức trẻ nồng nhiệt đón nhận. 1965 cũng là năm mà cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học của Phạm Công Thiện ra đời.

Đây là cuốn sách đầu tiên tôi đọc của Phạm Công Thiện. Chính nhờ quyển sách này mà nhiều năm sau, khi có cơ hội, tôi đã có dịp tìm hiểu thêm về các tác giả mà ông đã đề cập trong đó, chỉ bởi một điều duy nhất: sống (và chết). Cái ấn tượng mạnh mẽ nhất vào thời điểm ấy với tôi, vẫn là những dòng trong lời giới thiệu, đầy ưu tư, dằn vặt... mà thế hệ đi trước, Vũ Khắc Khoan với Thần tháp rùa, đã từng trải qua.

Phạm Công Thiện kết luận bằng cách đưa ra 5 lựa chọn cho đời sống: 1/ Buông thả theo dòng đời, đám đông; 2/ Nổi loạn; 3/ Điên; 4/ Đi tu; và 5/ Tự tử. Tôi không nhớ nổi tự thân có bao giờ đã cân nhắc một cách nghiêm chỉnh những lựa chọn này hay không nhưng đọc lại nhiều lần trong hơn 40 năm qua thì chắc chắn là có; nếu không, làm gì mà còn nhớ nổi?!

Phạm Công Thiện có “đầu độc” tôi không? Có “đầu độc” cả một thế hệ tôi chăng? Đã có lúc tôi có ý ngờ như vậy! Nhưng, không! Ông chỉ diễn đạt và chia sẻ sự suy tư của mình, theo cái kiểu đầy cá tính của riêng ông. Bắt chước theo ông thì quả là khôi hài và ấu trĩ nhưng cũng có một số “nhà văn” đã dại dột thử nghiệm như vậy!

Ngoài những đề tài triết học (Hố thẳm...) với những ghi chú chằng chịt, ngoằn ngoèo bằng tiếng Hy Lạp, tiếng Phạn..., vốn không “dễ tiêu” cho đám đông, cho những người-không-được-lựa-chọn, nhưng trong thơ văn và nhất là dịch phẩm của Phạm Công Thiện, lối viết tiếng Việt của ông bao giờ cũng lôi cuốn. Từ chuyện đời đến chuyện đạo. Chữ nghĩa của ông tuôn chảy dạt dào, nhẹ nhàng, tự nhiên, không gò bó, kiểu cách... Một lần, ông có bộc bạch, cái thú tiêu khiển lớn nhất của ông là đọc... từ điển (chưa nói tới chuyện ông viết từ điển khi còn rất trẻ); thảo nào mà ông không nhiều chữ nghĩa cho được, nhưng điều quan trọng hơn cả, đó là dùng chữ thích hợp nhất trong văn mạch. Ít người làm được như vậy mà ông lại có tài trong cái số ít hiếm hoi đó.

 

*

 

Khác với Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng, người cư sĩ Phật Giáo xứng đáng là bậc thầy của nhiều thế hệ tăng sĩ Việt Nam, chỉ xuất gia vào cuối đời, Phạm Công Thiện đã thành đại đức Thích Nguyên Tánh từ thập niên 60. Đó là thời của nổi loạn ý thức và tư tưởng, chống định chế và công ước, vượt ra ngoài khuôn khổ xã hội chết cứng, thời đại của Beat, của tìm về phương Đông... The Beatles cũng phải qua Ấn Độ học đạo, để lại tiếng đàn sitar thánh thót trong Within you Without you và những trầm tư sâu xa trong lời nhạc từ đó.

Phạm Công Thiện cởi áo hoàn tục hồi nào tôi không rõ. Rồi ông lấy vợ, hình như cũng không phải một lần, nhưng tôi không care về cái chuyện đó, như chuyện ông uống bao nhiêu chai rượu đỏ chẳng hạn, so với những đóng góp trong văn chương, trong đạo của suốt cuộc đời ông.

Cũng như có người đã chỉ trích Trịnh Công Sơn không biết giữ gìn sức khoẻ (!), ngoài bệnh tật còn thêm rượu và thuốc lá. Bạn có thể chờ đợi ở Trịnh Công Sơn như một ông giáo làng, một ông công chức sở bưu điện, mẫu mực, sáng vác ô đi tối vác về, được chăng?

P. Gauguin, hoạ sĩ nổi loạn (lại... nổi loạn!) sống thời hậu bán thế kỷ XIX, đã nói từ kinh nghiệm qua cuộc đời thăng trầm, trôi nổi của mình: Nếu bạn có thể thưởng lãm tác phẩm nghệ thuật như nó cống hiến cho đời thì cũng đừng quên chia sẻ những khổ đau, hệ lụy của người nghệ sĩ.

 

*

 

Giống như trường hợp của Thầy Nhất Hạnh, trong cuộc nội-chiến-quốc-tế-hoá tương tàn vừa qua, các phe chủ chiến của cả hai miền đều coi Phạm Công Thiện như một thứ persona non grata, như có lần ông đã tự thán. Trên quê hương, ông không thuộc về đâu, không có thế lực chính trị nào chấp nhận ông cả. Muốn có tự do tư tưởng, phải đi vòng qua Paris, qua New York...

Nhìn lại khoảng thời gian đó, mới thấy những con người tài giỏi, nổi bật nhất trong các lãnh vực xã hội, tâm linh, văn học, nghệ thuật... và nhất là tư tưởng, những người đặt cột mốc cho sự phát triển văn hoá của đất nước này, đều xuất phát từ miền Nam. Sinh hoạt của họ cũng không dễ dàng gì nhưng ít ra, họ có cơ hội. Tôi không hề nghĩ những người như vậy không hiện diện ở miền Bắc, nhưng trào lưu văn học “Hiện thực XHCN” đã giết chết tài năng, lý tưởng của họ với những đơn đặt hàng cho các xưởng sản xuất văn hoá phẩm tuyên truyền.

Võ Đình, người nghệ sĩ tài hoa, nặng lòng với đất nước, đã phải than: “Ôi văn hoá! người ở đâu bây giờ?” Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chỉ là một trong nhiều khúc đoạn trường hãy còn kéo dài, mà từ 35 năm nay, trên cả đất nước!

 

*

 

Cho nên không có gì lạ khi Phạm Công Thiện đã quay về với đạo.

Viết đôi dòng tưởng niệm ông, như một triết gia, một nhà văn, một nhà thơ, như thể một thế giới ở ngoài tôi? – Có lẽ là không. Chỉ còn lại những gì mà Phạm Công Thiện đã hé mở, đã kêu gọi, đã khơi dậy, đã thách thức... trong lòng một thế hệ, một thời đại mà ông cùng chia sẻ.

Phạm Công Thiện đã qua đi, không chỉ là một con người, mà là của một thời đại đã qua.

Lại đọc ở đâu một đoạn, một câu của Phạm Công Thiện: Trên tất cả các đỉnh cao là sự im lặng.

 

Nguyễn T. Long
Tháng 3 Tsunami. 2011

 

 

-----------------

Bài liên quan:

[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Nó ngồi viết, không cố gắng, không mục đích, không ý nghĩa. Nó không đi tìm hạnh phúc. Nó đang ngồi thở thanh bình, thở im lặng, thở gió, thở trái đất. Hơi thở không thuộc về ai cả. Hơi thở là con bướm trắng tung tăng trên cỏ... (...)
 
Tro  (truyện / tuỳ bút) - Thận Nhiên
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Cuốn sách nhỏ ấy là một người thầy, với riêng tôi. Nó dạy tuổi trẻ tôi những bài học làm sao sống đến cạn cùng sự chán chường, sự thơ mộng, sự rồ dại, sự khao khát, sự giận dữ, sự phóng thả, và quan trọng nhất là nó làm tôi “cháy”... (...)
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Chưa bao giờ thương những con chim như chiều nay / tràn đầy mặt đất / những con chim thêu niềm tuyệt vọng / lao về phía tàn tro / cháy bừng / Mộng mị...
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... tới đây ai cũng thấy câu chuyện của tôi ngày hôm ấy quả tẻ nhạt, đúng không? // thế thì đây, điểm nhấn / ... tôi lặp lại: chẳng ai gạt được cái chết hết, cho dẫu cái chết cũng một thứ bịp bợm nốt “... rạng đông tôi xin thề thức dậy ba giờ sáng” ...
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... em đừng nói với tôi về rừng / buổi chiều hình như đã mưa / cơn mưa phùn mãi mãi ở lại chứ không bay đi như cơn mưa phùn của Thiện / em cũng đừng nói với tôi về mặt trời / vốn không bao giờ có thực...
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Ông còn tiên đoán cho thế giới đến khi ông trăm tuổi. Nhưng tôi dừng trích ở đây vì ông đã vừa “đi hết một đêm hoang vu trên mặt đất”, ở tuổi 71. Từ giờ khắc này, ông sẽ nhìn Hy mã lạp sơn bằng con mắt của “loài” khác. Từ bây giờ, tôi cũng đang cảm thấy có một Hy mã lạp sơn đã bắt đầu sụp đổ và tan chẩy. Cho một đại dương cuộc sống mới hình thành... (...)
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Thiện ơi, tôi vẫn thỉnh thoảng đọc câu thần chú “Gaté, Gaté, Paragaté, Parasamgaté, Bodhi Svaha” mà bạn đã dạy cho anh em cầu nguyện tai qua nạn khỏi mỗi lần đi qua những nơi đèo heo hiểm trở. Và đôi khi tôi tự hỏi có nên tiếp tục khấn câu thần chú này nữa hay thôi, khi mà được trở về Vương Quốc Hư Vô là một ước nguyện giải thoát. Bây giờ bạn đã giải thoát... (...)
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn về thành phố Mỹ Tho, dạo quanh vườn hoa Lạc Hồng, có dãy nhà xây kiểu Pháp, một thời Phạm Công Thiện và gia đình sống ở đây, cố hình dung gương mặt ông lúc hai mươi tuổi... (...)
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... gió thổi mưa chiều thứ bảy đã về sớm / cây khế đồi cao không kịp trổ / gió thổi gió thổi gió thổi / hiện tượng cơn bão // Thiện nói Henry Miller chết tôi không buồn / con ong chết tôi buồn lắm / tôi nói trời đất chết tôi không bất ngờ / Phạm Công Thiện chết tôi ngờ ngợ lắm...
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... tôi nhớ lại xa lắm những ngày áo sinh viên văn khoa / tuổi đôi mươi tôi tóc dài huyền hoặc / con mắt trần gian đen tròn mê hoặc / sách vở trên tay vụng về chạy theo Sartre / thao thức bức rức nức nở tìm trong Thiện / giọt nắng sân văn khoa thấu qua tôi đau điếng / giọt mưa đường cường để thấm lạnh da con gái / cơn miên man dậy men tự bao giờ...
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Tôi tin tưởng vào thiên tài. Với tôi, Phạm Công Thiện là thiên tài. Thiên tài không ở trí tuệ anh, không ở các sáng tác của anh, càng không phải thiên tài ở tư tưởng anh, mà chính là ở sức hút kinh hoàng của hơi thở ngôn ngữ Phạm Công Thiện. Dù hiểu hay không hiểu, ngôn ngữ kia vẫn ẩn chứa sức lôi cuốn ma quái khó cưỡng. Như chớp lửa thiêng sẵn sàng thiêu trụi mọi lưỡng lự, e dè, triển hạn ngáng đường những tâm hồn đồng thanh đồng khí ý hướng tìm đến nhau trong chân trời hủy phá và sáng tạo... (...)
 
Buổi sáng Jakarta  (truyện / tuỳ bút) - Phan Nhiên Hạo
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Thiên tài của Phạm Công Thiện là điên được trong văn chương, một cách chân thành, rực rỡ. Ngoài đời ông có điên hay không tôi không biết, không chắc, không quan trọng. Phạm Công Thiện điên được cũng vì ông sống ở miền Nam, nơi có tự do. Những con chim trong lồng không hiểu được điều này, chúng sẽ nói tự do không làm nên tác phẩm lớn. Chúng không biết rằng điều quan trọng đối với phần lớn thi sĩ không phải tác phẩm lớn hay bé, mà là quyền được điên. Điên mà không sợ bị kiểm điểm, bị phê bình, bị trừng phạt bởi lợn... (...)
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Giờ thì tôi nhận ra khu phố mình ở khá nhiều quạ / Nhiều đến nỗi trời mới hừng sáng tiếng chúng kêu dậy trời / Cái tiếng quạ / Thật không lẫn vào đâu được / Hễ nghe thấy nó là liền nghĩ tới những giấc chiêm bao mà chả hiểu vì lí do gì (!) bao lâu nay mình đã không còn nhớ nữa? // Hiện thời lại nghĩ tới bầy quạ đen / cây cam sai trái của phạm công thiện trong “đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất”...
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... hơi thở Rắn / trườn đại dương / qua xác thối mặt trời / những đám đông mù loà hò hét / bủa lưới vây lòng hồ thối ngạt / qua rừng đạn, dùi cui / chết chết chết // vành tang cạn...
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... tờ giấy hẹn nhiều năm quay trớ / những con ong bay trong phòng / nắng mật lên sớm ngày gối xếp bằng đảnh lễ / sự nhớ cổ tóc con người giữa trang bát nhã / bối rối tiếng kim thanh / bậc đá cuối nhảy lên mười hai ngày chữ xếp cất / cuộc đi ngang trâu xanh gà tía gọi mời / xao xác trưa nhà chân đèo bỏ phế...
 
Phạm Công Thiện và đỉnh lặng  (tiểu luận / nhận định) - Trịnh Thanh Thủy
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... . Ông đã đi trong thế giới hàng ngàn tiếng động, để tâm chao theo từng sát na nhiễu nhương cuộc đời. Ông đã ngồi thiền nghe chim hót quanh mình, nghe thân động, tâm động, tình yêu động. Nhưng phút cuối trên tất cả đỉnh cao là lặng yên, ông đã yên lặng đời đời... (...)
 
Cái rực rỡ của tuyệt vọng  (tiểu luận / nhận định) - Nguyễn Quốc Chánh
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Tôi đọc ông là đọc cái ngữ điệu của thơ mộng trong phẫn nộ và tuyệt vọng. Ông rất giàu những loại ngữ điệu đó, dù ông viết về bất cứ cái gì. Đối với tôi những ngữ điệu đó là cơ sở của nhân tính và thi tính. Cái nhân tính và thi tính nếu không giáp mặt với tuyệt vọng, nó không có khả năng thu hút. Và nếu cái tuyệt vọng bị cái phẫn nộ nung chảy thì nhân tính và thi tính sẽ rực rỡ. Chữ của Phạm Công Thiện là chữ của cái tuyệt vọng rực rỡ... (...)
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Phổ từ bài thơ “Buồn” trong thi tập Trên tất cả đỉnh cao là lặng im của Phạm Công Thiện (California: Viên Thông, 2000), Jazzy Dạ Lam viết xong ca khúc “Thôi hết còn gặp nhau” vào năm 2001, cách đây đúng 10 năm, nhưng chưa bao giờ công bố. Phạm Công Thiện vừa ra đi, và hôm nay Jazzy Dạ Lam thu âm ca khúc này lần đầu để tưởng niệm nhà thơ đã khuất...
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Một cụm mây lang thang vô sở trú / Đã tìm về Nguyên Tánh / Đai bi đại bi cõi ta bà / Bay về đâu bay về đâu Những cơn mưa phùn...
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Khi Nguyễn Xuân Hoàng từ San José / điện thoại báo tin Phạm Công Thiện đã chết / tôi đang ăn múi cam mà nghẹn / buổi chiều mưa mù trởi, lại tiếng còi tàu ứa nước mắt...
 
Chuông ngọ  (thơ) - Trúc-Ty
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Từng khắc thời gian nhỏ giọt, bên dòng sông trôi / dòng cát chảy ùn lên / thành bờ cát trắng, tích luỹ sau / hàng thập niên ánh sáng, sau khi lọc bỏ tất / cả những mảnh vụn bám vào đó, là mỗi chúng ta? / Có phải chúng ta là những bóng ma lếch thếch / rụng lả tả dưới hồi chuông chói loà...
 
Trên tất cả các đỉnh cao...  (tiểu luận / nhận định) - Nguyễn T. Long
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Viết đôi dòng tưởng niệm ông, như một triết gia, một nhà văn, một nhà thơ, như thể một thế giới ở ngoài tôi? – Có lẽ là không. Chỉ còn lại những gì mà Phạm Công Thiện đã hé mở, đã kêu gọi, đã khơi dậy, đã thách thức... trong lòng một thế hệ, một thời đại mà ông cùng chia sẻ. Phạm Công Thiện đã qua đi, không chỉ là một con người, mà là của một thời đại đã qua... (...)
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Mình vẫn ước mình gặp Thiện sớm hơn, ở tuổi 16 chẳng hạn, khi còn quên ăn quên ngủ chỉ để thao thức trò chuyện cùng các nhân vật trong tiểu thuyết về tuổi trẻ, tình yêu, ý nghĩ cuộc đời, về văn chương, về tội ác, về sự cao cả, về lòng thương, về lý tưởng, về tất cả... Mình thèm cái cô đơn cái rồ dại cái say sưa của những tình bạn tình yêu ở cái thời thèm sống lẫn thèm chết ấy... (...)
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Ta sẽ hiện hồn về ngay trong đêm nay để vặn cổ hết những đứa phạm công cúc hoa gọi ta là thần đồng / Không, ta sẽ hiện hồn về ngay trong đêm nay để kéo cẳng những đứa phạm công cúc hoa gọi ta là thiên tài / Ừ, ta sẽ hiện hồn về ngay trong đêm nay để thọt lét những đứa phạm công cúc hoa gọi ta là bồ tát...
 
[TƯỞNG NIỆM PHẠM CÔNG THIỆN (1941-2011)] ... Đi qua buổi chiều / những phân tử mùa thu tan, rã / mặc dầu giấc mơ chín, non / gió ngất từng chùm, cụt đầu / con nai chạy tìm bóng mình / truông cũ // đi qua tiếng hát / thôi hết còn gặp nhau...

 

 

------------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021