thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Đọc và fê-bình Văn-fạm Luận (Of Grammatology / De la Grammatologie) của Jacques Derrida [II]

 

MỞ

 

Đọc là nhìn vào nội-zung của vấn-đề, cố-gắng tìm-hiểu, fân-tích, so-sánh và fê-bình vấn-đề tới cùng kì lí. Cách đọc nào cũng trình-bày nhận-thức và óc sáng-tạo của người đọc. Zo đó, đọc trưng ra trình-độ học-vấn và trí-thức của người đọc. Đọc là làm sáng-tỏ tư-zuy của tác-jả bản-văn. Một bản-văn có thể được người đọc trình-bày zưới nhiều zạng-thức khác nhau, miễn là không sai nội-zung. Bản-văn xuyên qua trí-tuệ và tình-cảm của người đọc, đôi khi rực lửa, đôi khi thâm-trầm, đôi khi man mác như xuân-thu, đôi khi lạnh-lẽo như mùa đông, và đôi khi đòi hỏi thời-jan và không jan để thấu-triệt vấn-đề. Nói tóm lại, đọc trưng ra những câu-hỏi: Cái jì đây? Tại sao thế này? Vân vân. Bài-viết Đọc và Fê-bình Văn-fạm Luận gồm 10 đoạn. Sau đây là đoạn hai.

 

Đã đăng: ĐOẠN MỘT

 

ĐOẠN HAI

 

Thực-hữu hiện ra trong Chữ-viết (The Written Being) và Thực-hữu đang được Viết-ra (The Being Written).

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ cụm-từ Thực-hữu hay Hữu-thể (Being/Être) trong Triết-học Tây-fương, để tránh những suy-ngĩ mông-lung mờ-tối. Cụm-từ này (being/être) khi không viết-hoa có ngĩa “con-người/ fù-sinh/tạo-vật”, ví-zụ, “Love is the interaction of beings that love each other,” [Tình-iêu xảy ra khi con-người gặp nhau và thương-iêu nhau]. Khi cụm-từ này được viết-hoa, nó có ngĩa là “Thực-hữu/Hữu-thể” ở cấp cao, như Hoá-công, Thượng-đế, hay Đấng Linh-thiêng.

Có lẽ, một fần vì không hiểu-rõ nội-zung vấn-đề, hoặc là thích sử-zụng chữ “zao-to, búa-lớn” — một mặc-cảm “trí-thức” khá thông-thường trong văn Việt — nên nội-zung của bản-văn trở thành mờ tối với những từ “Hữu-thể/Thực-hữu” nge rung-động lỗ-tai, nhưng trong thực tế lại rất xa-vời và có thể trở thành vô-ngĩa. Người Việt chúng ta nên cố gắng zùng chữ Việt đơn-jản, fổ-thông và zễ-hiểu. Tôi xin fép trưng ra hai ví-zụ sau đây.

a) Tiếp-tuyến (Tangent)

Một đường thằng ở ngoài A đụng vào một điểm A trên chu-vi của vòng tròn.

Nói như trên người Việt nào cũng hiểu. Những người Việt có cấp-vị Tiến-sĩ trong Toán-học zùng chữ Tangent, chứ không chạy qua nhà “Bố Tầu” để xin hai chữ Tiếp-tuyến. Rồi mới trở về jải-toán.

b) Quĩ-tích (Unit Circle/Radiant)

Quĩ-tích là cách tính sự chuyển-động từng fần trên vòng tròn. Nếu chuyển-động từ trái sang fải, từ điểm khởi đầu (initial side) cho đến điểm chấm zứt (terminal side) ta gọi chuyển-động này ngịch-chiều (Negative). Ngược lại, ta có chuyển-động thuận-chiều (Positive). Thay vì theo Tầu gọi chuyển-động này là Quĩ-tích, ta cứ zùng tiếng Việt cho zễ hiểu, và gọi là Cách-tính sự chuyển-động từng fần trên vòng tròn (Angles and the Unit Circle).

Zùng gạch chéo × bỏ đi hai chữ “Tiếp-tuyến” và “Quĩ-tích” ta sẽ thấy khoảng trống không. Ta nhìn sâu vào khoảng trống không ấy để lôi ra hiểu-biết tinh ròng của tâm-tư Việt và để hiểu trực tiếp vận-hành của í-niệm, chứ không “zịch”, vì ở đây trở thành “mắc zịch”, một căn-bệnh u-tối triền-miên.

Derrida nhận xét rằng, theo quan-niệm về chứng-cớ hiển-nhiên trong văn-hóa Tây-fương thì cái jì đã được biểu-thị (the signified) chính là một thực-thể [sự-thật] nhưng không bao jờ mang tính hiện-đại, vì cái được biểu-thị luôn luôn có tính lập-lờ (discrepant), như con thoi đưa qua đưa lại, nhất là khi ta nhìn vào zạng-thức bên ngoài của biểu-thị (signifier) và của thực-thể (signified). Nếu chứng cớ hiển-nhiên hay thực-thể mang tính hiện-đại thì tính đó sẽ không có ở tương-lai. Cái tên “Thăng-Long” và thành “Thăng-Long” không có ở tương-lai. Nếu vậy chứng-cớ hiển-nhiên của cả hai (signifier và signified) trong trường-hợp “Thăng-Long” đã trở thành jả-trá hay chỉ là hiện-tượng mà thôi.

Trong khi kí-hiệu (sign) hay biểu-thị (signifier) là một thành-fần có tính đa-ziện, ví như x, vì x có thể là 1, 2, 3 … hoặc 10, vân vân, thì thực-thể (signified) không fải là biểu-thị nên nó không thể là một cái hình để chúng ta lấy tờ jấy mỏng đặt lên và “tô” (trace) qua tô lại. Lập-luận này júp chúng đặt lại vấn-đề: “Kí-hiệu (sign) là jì?” Derrida trả lời: “Khi ta gắn kí-hiệu vào iếu-tính (essence) thì cái thể bên-ngoài của kí-hiệu chỉ có thể hiểu theo ngĩa có mặt (presence) mà thôi. Ví-zụ, “Thăng-Long” là hình-tuớng bên ngoài của kí-hiệu chỉ vào sự “có mặt” của Triều-đại Nhà Lí ở Việt Nam xưa. Ở đây người Việt Nam có vô số vấn-đề chưa được jải-quyết. Chúng ta hãy tạm nêu lên năm điểm như sau:

1. “Thăng-Long” là kinh-thành biểu-thị cho triều-đại Lí.
2. “Thăng-Long” là cái tên sau khi thấy hiện-tượng “mây rồng”.
3. Vì sao hiện-tượng “mây rồng” được gọi là “rồng”?
4. Nếu không có hình-tượng “rồng” trước đó hay trong lịch-sử thì đám mây ấy gọi là mây jì?
5. Cứ gọi cho đó là mây “rồng” thì nó khác với “rồng Tầu” ở chỗ nào?

Chúng ta nên thắc-mắc nhiều về biểu-tượng “Rồng”. Một trong những câu hỏi đáng dược nêu lên là: “Nếu “Rồng” là biểu-tượng cho kinh-thành gọi là Thăng-Long, và zo đó cũng là biểu-tượng cho Triều-đại Nhà Lí thì “Rồng Tầu” và “Rồng Việt” khác nhau ở chỗ nào? Chả nhẽ có người lại bảo “Rồng Tầu” là “bố”, “Rồng Việt” là con? Như vậy, rất có thể trong vô-thức hay trong vô í-chức, kí-hiệu “Rồng” bị ép vào thực-tại. Nếu thế, kí-hiệu ấy không bao jờ có khả năng biểu-thị để làm hài lòng “chân-lí” hay “nội-zung” mà nhà Lí hay người Việt cứ cho rằng nó có ngĩa.

Xã-hội A chọn một khuôn-mẫu có hình ngôi sao sáu-cánh. Gọi ngôi sao ấy là biểu-thị (Signifer) cho Anh-zũng. Zo đó hình sao ấy được gọi là Anh-zũng Bội-tinh. Bất cứ chiến-sĩ zũng-cảm nào của xã-hội A có công-trạng rõ ràng sẽ được ban-cho Anh-zũng Bội-tinh.

Chiến-sĩ x zũng-cảm (Signified) nhận được Anh-zũng Bội-tinh (Signifier).

Xã-hội B nhặt được hình ngôi sao năm-cánh, liên-tưởng đến khuôn mẫu sao của xã-hội A, gọi nó là Anh-zũng Bội-tinh rồi trao cho một người nào đó mà họ cho là anh-zũng. Sự cóp chép í như thế thường xảy ra, nhưng ít người đặt câu hỏi về quan-niệm và về já-trị của biểu-thị đã được gọi là “Anh-zũng Bội-tinh”. Hơn nữa, xã-hội B còn mặc nhiên cho rằng cứ theo khuôn-mẫu “zũng-cảm” của xã-hội A là tốt. Zo đó, sao-năm cánh của mình là sao sáu-cánh của người khác.

Ở đây, xã-hội B còn quên một điều là sao năm-cánh và sao sáu-cánh không jống nhau. Người Zo-thái gọi sao sáu-cánh là biểu-tượng của vua David. Có người sẽ hỏi: “Tôi không biết jì về ngôi sao sáu-cánh David, nhưng tôi tự vẽ ra bằng cách sắp hai hình tam-jác ngịch đầu lại nhau. Tôi có thể nói đây là sao sáu-cánh của tôi?” Câu trả lời sẽ là: “Được chứ. Miễn là nó có nội-zung riêng của nó.” Xét về nội-zung, jản-zị nhất là ngôi sao ấy fải trưng ra những cơ-cấu như sau:

Không-jan
Thời-điểm
Suy-tư
Đam-mê
Việc-làm
Lịch-sử của cá-nhân
Khung-cảnh của chính-trị, xã-hội, kinh-tế, và những iếu tố liên-hệ khác …

Như trên, ai zám quả quyết rằng ngôi sao sáu-cánh là biểu-tượng riêng chỉ zành cho David?

Mây rồng trên thành Đại-la và hình vẽ rồng Tầu khác nhau ở chỗ nào? Nhẽ ra đó fải là việc làm cấp-bách và sôi-nổi cho Lí Thái-tổ và triều-đình nhà Lí (Hậu Lí). Tại sao họ không có một lần suy-tư để bảo-vệ tư-tưởng độc-đáo của họ đồng thời để cho những thế-hệ trong tương-lai — có cả chúng ta ngày nay — biết suy-tư của họ về chân-tính? Kim Định là một người có nhiều í lạ, rất tiếc ông không thực-sự được đào-luyện trong Triết-học và không đủ khả-năng bảo-vệ những theses của ông trong các hội-thảo Triết-học. Tuy-nhiên, đó đây trong sách của ông mà tôi được đọc trong cuối thập-niên 60, có một nhận xét rất đúng: “Tư-tưởng Việt Nam cần một “bộ Định-đề”. Định-đề (Theorem) là một chân-lí muôn thủa (enduring), ví-zụ định-đề Euclid và Pythagoras. Định-đề Pythagoras sâu hơn định-đề Euclid ở những chỗ ứng-zụng. Thế nhưng có một bộ định-đề là một chuyện, và biết được tầm quan-trọng trong thực-hành (practical) của bộ định-đề lại là chuyện-khác. Các nhà Toán-học như Hardy đã nhận-định thế này: “In practical applications we are only concerned with comparatively small numbers; only stellar astronomy and atomic physics deal with ‘large’ numbers... It is obvious that irrational numbers are uninteresting to an engineer, since he is concerned with approximations, and all approximations are rational.” ( Hardy, p. 102)

Kết luận, một bộ định-đề cho tư-tưởng Việt Nam fải có tính uyên-nguyên (enduring), và đồng thời fải cho thấy cái lẽ sống-còn (practical) của bộ định-đề ấy trong tư-zuy và hành-động thông-thường của mỗi người Việt. Trên thực-tế và trong lịch-sử, chúng ta — người Việt Nam, chưa hề thấy lí-thuyết, thực-hành và hình-thể (vẽ hay điêu-khắc) về “rồng” gọi là đặc-tính Việt Nam.

Thế còn chuyện có một người tên gọi là Lạc-Long Quân thì chữ “Long” ở đây ngĩa là jì? Là “Rồng”? Người Việt thường nhắc-nhở tới hai chữ Lạc-Long, như vậy có fải “Long” đi với “Lạc” để chỉ một biểu-thị “Long” rất khác, ví-zụ khác với “Càn-Long” là tên-hiệu của vua Nhà Thanh bên Tầu. Tại sao người Á-châu, nói chung, không bao jờ nêu lên sự quan-trọng cùng cực (radicalize) của những í-niệm về sự khác-nhau, về cách đánh já-trị, về cách fác-hoạ ra khuôn-mẫu của tư-tưởng, và về cách suy-ziễn vấn-đề. Có chăng người Á-châu chỉ ngừng ở định-ngĩa (definitions) thiếu quá nhiều cơ-sở như đã nêu trên.

Chính vì vậy, tư-tưởng Á-đông không đặt ra câu hỏi về nguyên-thủy (ontology). Người Tầu có câu “cùng kì lí” nhưng câu này không fải là cách truy-tầm về sự-thật hay chân-lí của vấn-đề, mà sự-thực người Tầu, và theo sau là người Việt bám vào định-ngĩa đã có sẵn và đã trở thành fương-châm. Nếu “cùng kì lí” đúng là một fương-fáp khai mở về sự-thật, thì ít nhất cả hai Việt và Tầu fải nêu lên câu hỏi về kí-hiệu, ví-zụ “Kí-hiệu x có bản-chất uyên-nguyên của nó không?”

Lão-tử nói:

Không Tên là cỗi-nguồn của trời đất,

Có tên là mẹ của mọi fù-sinh. (mọi vật/vạn-vật)

Hai câu trên viết theo thể lập-ngôn, không fải là vô-ngĩa, nhưng chúng không “cùng kì lí” nên zễ bị hiểu sai, và trở thành fương-châm. Chúng fải được đặt ngược lại thành những câu-hỏi như sau:

Cỗi-nguồn của trời và đất ở đâu?

Vì sao và từ đâu chúng ta có những tên gọi cho sự-vật?

Nếu không quán-triệt vấn-đề, thì hai câu trên trong Đạo-đức Kinh còn mơ-hồ và có thể rất vớ-vẩn vì SubjectPredicate không có liên-hệ cho nên không làm sáng-tỏ ngĩa. Sự liên-hệ của Subject và Predicate fải ở trong thể: “Subject-Predicate Relationship” hay “Subject-Predicate Significance”. Nói nôm-na ta có: Subject + Predicate = , hoặc theo văn-fạm ta có: Subject + (Động-Từ nêu rõ bản-chất như Être/Be/Sein) + Predicate. Liên-hệ ấy hay í-ngĩa ấy fải cho thấy những iếu-tố (motifs) ắt có và đủ bao-gồm những nội-zung như: khác-nhau, já-trị, khuôn-mẫu, cách suy-ziễn. Như vậy, có tư-tưởng là một chuyện và có triết-học hay không lại là chuyện khác. Đây là hai vấn-đề như mặt trăng mặt trời mà người Đông-fương không bao jờ để í, vì không chú-tâm vào tinh-thần fán-đoán (critical thinking). Fán-đoán để trở về nguồn. Để hiểu rõ tầm quan-trọng của nỗ-lực “về-nguồn”, chúng ta trở lại Văn-fạm Luận của Derrida khi ông bàn tới bản-văn trong tư-tưởng của Nietzsche.

Derrida nhận thấy rằng Nietzsche là triết-ja đã có công jải-fóng kí-hiệu (sign/signifier) ra khỏi sự lệ-thuộc vào í-niệm về chân-tính (logos/truth) hay thực-thể (signified). Muốn thế, chính Nietzsche cũng lưu í là chúng ta nên tránh hiểu lầm, tránh fân-tích sai, và tránh đọc sai. Đọc sai hay ngộ-nhận là những hiện-tượng non kém (naivetés), ví-zụ có những kí-hiệu đầu Ngô, mình Sở mà cứ cho là thành-fần tuyệt-đối (absolute appurtenance). Xin trở lại chuyên “rồng Ta”, “rồng Tầu” ở trên.

Đọc là trình-bày thẳng thắn những jì hầu như đã mất để rồi khám-fá ra cái lạ. Cho nên, theo Nietzsche và qua cách ziễn-tả của Derrida, viết không lệ-thuộc vào chân-lí (logos/truth). Viết cần thời-jan của nó để nẩy sinh ra í-ngĩa [trong thời-jan đó]. Chữ-viết không fải là biểu-thị hay kí-hiệu của tiếng-nói. Cũng theo Nietzsche, viết hay bản-văn (text) cho ta thấy những vận-hành (hoạt-động/việc-làm) độc-đáo (original). Viết cũng không fải là fương-fáp chuyển-í hay fiên-bản (transcribe), hay là một bản-thể (truth) được miêu-tả bằng kí-hiệu trong í-ngĩa uyên-nguyên và có mặt thường-hằng như í-niệm linh-thiêng (Logos) theo Thần-học hoặc việc làm theo nhu-cầu tự-nhiên (a priori necessity) mà nôm-na ta thường nói: viết viết.

Derrida cho rằng để hiểu lối viết của Nietzsche chúng ta đừng đọc Nietzsche theo kiểu Heidegger. Ông đề ngị rằng chúng ta nên cố-gắng zuy-trì hay thiết-lập lại và đồng thời làm sáng-tỏ những jì bàn tới uyên-nguyên (ontology) nhưng chưa rõ rệt (xin đọc Chí Hùng-vĩ / Der Wille zur Macht của Nietzsche, bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh, Quantic Universe xuất bản 2008, và đang đăng zần trên Tiền-vệ, để thấy rõ điểm này). Trước hết, chúng ta fải làm sáng-tỏ cái gọi là “tổng-thể” — đúng ra hai chữ “tổng-thể” ở đây là “cỗi-nguồn” — vẫn còn hơi fôi-thai (a less naïve “ontology”). Nói một cách khác, thứ tổng-thể này bao gồm những cơ-cấu uyên-nguyên (ontological institutions) đưa tới chân-lí (sự-thật) ban-đầu, nhưng lại bị che zấu bởi lối trình-bày nặng tính siêu-hình. Chúng ta có thể tránh được sự hiểu-lầm về sức-mạnh có tính tàn-fá khủng-khiếp trong tư-tưởng Nietzsche, bằng cách làm sáng tỏ cái gọi là “hồn-nhiên/naiveté” trong sáng-tạo, vì cái hồn-nhiên sáng-tạo này không sao thoát ra khỏi tính siêu-hình. Không thể nào fê-fán siêu-hình học một cách rốt ráo (radically) mà không zùng tới fương-fáp khác mà Derrida gọi là bút-fáp của bản-văn.

Derrida khuyên ta không nên đọc Nietzsche theo kiểu Heidegger, tức là đọc theo người đọc. Ngược lại, đọc là chấp nhận và trình-bày thẳng thắn tư-tưởng của Nietzsche tới độ lòi ra nội-zung của vấn-đề gần như đã bị tiêu ma, để thấy bản-thể, và để vấn-đề fục-hồi được tính-chất rất lạ và độc-đáo của nó. Chính nhờ tính độc-đáo này mà bản-văn của Nietzsche mới đòi hỏi một cách đọc hoàn toàn khác. Chữ “khác” ở đây có ngĩa là đúng với lối viết của Nietzsche. Ngĩa là, như đã nói ở trên, “Viết không vụ vào biểu-tượng (logos) và vào chân-lí [vì đâu có cái gọi là chân-lí hiểu theo ngĩa “tuyệt-đối)].” Cũng trong chiều-hướng này, tư-tưởng của Heidegger nhằm làm sáng tỏ chứ không nhằm đập tan biểu-tượng và chân-lí của bản-thể.

Cũng vậy, muốn làm sáng-tỏ hai chữ Thăng-Long, để hiểu hai chữ đó trong tâm-thức của Lí Thái-tổ và trong tâm-thức của người Việt, chúng ta cần truy-tầm bản-thể uyên-nguyên (premium signatum) trong tinh-thần ngữ-học, khi lần đầu hai chữ đó được fát-âm ra: “T-H-Ă-N-G-L-O-N-G”, và lần đầu hai chữ đó được viết ra. Bản-thể được trình-bày trong cách viết (the written being) nằm trong hai zạng-thức: Fát âm và Viết. Ngĩa là trình bày nhận-thức về “nó”. “Nó” ở đây là hai chữ Thăng-Long, trong í-ngĩa í-niệm về sự-vật gọi là “ens” và “entis”. Để nhận ra Thăng-Long là cái zuy-nhất hay “unum”, là chân-tính “vèrum”, là zanh-đức “bonum”. Thế thì hai chữ “Thăng-Long” fải là vấn-đề hay đối-tượng của trí-tuệ (cognitum) của người Việt, và rồi khi hai chữ ấy đã sáng-tỏ, chúng trở thành biểu-thị hay tâm-thức của toàn-zân (signage) Việt. Đây chính là cách đọc và hiểu TEXT của Heidegger.

Tổ-tiên của người Việt — ở đây tạm gọi là triều-đại Lí — không cho chúng ta biết rõ í-niệm của ngôn-ngữ khi nhìn vào sự-vật. Ngược lại họ chỉ tiếp-tục zạy ta nhìn ngôn-ngữ để “suy” ra. Rất tiếc, chữ “suy” này lẫn với chữ “biết” sự-vật, tức là chạy lung-tung trong ngôn-ngữ và bằng lòng với cái nhìn ước-lệ về sự-vật. Bởi thế triều-đại Lí không đặt ra những vấn-đề nêu trên khi nhìn thấy “mây rồng” và tôi xin được nhắc lại là tư-tưởng cựu-truyền của chúng ta thiếu những câu hỏi về:

1. Thực-tại quan-trọng hay bản-thể được biểu-thị (premium signatum)
2. Biểu-thị (signan)
3. Í-niệm về sự-vật (ens, entis)
4. Í-niệm về cái zuy-nhất (unum)
5. Í-niệm về chân-tính (vèrum)
6. Zanh-đức hay tính-thiện (bonum). Ví-zụ: “Đây là cái tốt.” “Tại sao nó tốt”.
7. Đối-tượng của nhận-thức (cognitum)
8. Biểu-thị cho đại-chúng (signage), và
9. Thực-hành ngay tư-tưởng đã được biểu-thị (concesso non dato).

Theo Derrida, Heidegger đã zầy công ziễn-tả chân-tính của bản-thể như là thực-tại quan trong hay bản-thể được biểu-thị (premium signatum), tức là một bản-thể cao hơn (“transcendental signified”). Tuy đã được ziễn tả qua 9 điểm kể trên nhưng 9 điểm ấy fải bao gồm những í-ngĩa rõ ràng, ví zụ, những từ trong từ-điển, những cấu-trúc ziễn-tả bằng văn-fạm (syntax), tóm lại là tất-cả biểu-thị của ngôn-ngữ, cho zù chưa fải là biểu-tượng (signifiers). Như thế có ngĩa là “premium signatum” sẽ được hiểu rõ qua mỗi một trong 9 điểm nêu trên. Trong khi ấy “premium signatum” không hề bị ảnh-hưởng bởi những iếu-tố quyết-định của mổi thời-kì trong lịch-sử. Có thế “premium signatum” mới cho thấy rõ lịch-sử của chân-tính hay biểu-thị (logos). Nói khác đi, “premium signatum” tự nó nằm trong chân-tính chứ không ra ngoài chân-tính.

Bàn về chân-tính của con-người là nhận ra rằng tư-zuy tuân theo Tiếng nói của Bản-thể để cho tư-zuy chính là lúc khởi đầu và là hồi chung cuộc trong í-ngĩa về kí-hiệu (sign), và cũng để cho chúng ta thấy sự khác nhau jữa hai í ngĩa của biểu-thị (signans và signatum). Cũng theo Derrida, chắc fải có một thực-thể cao hơn (a transcendental signified) để cho ta thấy sự khác nhau jữa biểu-thị (signifier) và thực-thể (signified) ở trường-hợp tuyệt-đối (absolute and irreducible). Thực ra hai từ này trong tiếng Anh chỉ là một, vì cái jì tuyệt-đối thì cái đó không thể nào thu nhỏ lại được, và ngược lại. Không fải là chuyện ngẫu-nhiên mà tư-tưởng của con người, khi đã là tư-tưởng của thực-thể cao hơn, lại hiện ra trước tiên trong tiếng nói, tức là hiện ra trong một thứ ngôn-ngữ của lời (mots). Khi ta nói: “Tiếng nói đã được nge” thì câu này hiển-nhiên có ngĩa “Tiếng nói đã được hiểu”. Thế thì, tiếng nói đã được nge hay được hiểu còn gọi là tiếng nói của lương-tri (conscience), là thứ tiếng nói gần nhất với bản-ngã (self), hoàn toàn không cần tới biểu-thị (signifier). Trong thế-jan cũng như trong thực-tại (reality), tỉ như iếu-tố của thời-jan, không cần đến cái vỏ bề ngoài minh-thị thời-jan. Nó là một í-chí tinh ròng và tự-nhiên (a pure auto-affection). Cho nên một ziễn-tả thực-tại sẽ trở thành xa lạ đối với tính bộc-fát tự-nhiên (spontaneity) của thực-tại (thời-jan). Derrida nói thêm: “Kinh-ngiệm độc-đáo về một thực-thể là thấy thực-thể ấy tự nó hiện-bày một cách tự-nhiên (spontaneously) từ ngay trong lòng thực-thể để trở thành một í-niệm rõ ràng về thực-thể (signified concept) trong í-ngĩa lí-tưởng hay còn gọi là hoàn-vũ (universality).” Cho nên, tinh-thần thoát-tục của thực-thể tự nó hiện bày này chính là nội-zung hay iếu-tính miêu tả í-niệm về lí-tưởng. Xoá bỏ biểu-thị trong tiếng nói không chỉ là một trong nhiều ảo-tưởng — vì nó là điều-kiện cho mọi tư-zuy về chân-tính. Theo Derrida, ảo-tưởng chính là lịch-sử của chân-tính nên không zễ-zàng mau lẹ biến đi. Trong kinh-ngiệm này “chữ” hay “lời” (mot) chính là đơn-vị căn bản và tồn-tại của thực-thể (the signified) và của tiếng nói, của í-niệm và của nội-zung trong sáng của cách mô-tả (expression).

Biết hay kinh-ngiệm về cái gọi là bản-thể fải là một thứ kinh-ngiệm hay biết tinh ròng nhất (greatest purity), và đồng thời cái thức này fải nằm trong điều-kiện của khả-tri (possibility). Hạn-từ cái gọi là bản-thể hay bất cứ hạn-từ nào miêu-tả í-ngĩa của bản-thể trong nhiều ngôn-ngữ khác nhau fải là “một từ uyên-nguyên”, hay một từ có í-ngĩa cao hơn (transcendental word) để bảo đảm cho tính khả-tri của từ-bản-thể đối với những từ khác. Cho nên, từ đó mới có thể được hiểu trong nhiều ngôn-ngữ khác nhau. Chúng ta có thể nêu lên vài ví-zụ, như: π: 3.14, zân, tự-zo, nhà nước, đạo-đức, con người, đam-mê, 1.618 (tỉ-lệ vàng/golden rectangle), vân vân.

Bởi vậy, cái thức trên gọi là cái-biết ban-đầu (precomprehension) júp ta khai mở câu-hỏi về í-ngĩa của bản-thể hay con người nói chung. Cái-biết ban-đầu vượt ra khỏi tất cả fạm-trù (categories) và mọi vấn-đề trong siêu-hình học. Cái-biết ban-đầu ấy chính là câu-hỏi cho triết-học và để cho triết-học trả lời. Heidegger nêu câu hỏi này bằng cách đưa câu hỏi ấy vào trong lịch-sử của siêu-hình học có liên-quan tới cái-biết ban-đầu. Heidegger luôn luôn nhắc nhở chúng ta rằng “í-ngĩa của bản-thể hay con-người không nằm trong chữ ‘bản-thể/con-người’. Nó cũng không nằm trong í-niệm của bản-thể.” Tại sao? Derrida đã khai triển Heidegger thế này, “í-ngĩa không nằm ngoài ngôn-ngữ và cũng không ra ngoài ngôn-ngữ zựa trên từ-ngữ. Í-ngĩa được ràng-buộc chặt chẽ. Nếu í-ngĩa không zính chặt vào một chữ đặc biệt nào đó hay không zính chặt vào một hệ-thống đặc-thù của ngôn-ngữ (concesso non dato/thực-hành ngay lập-tức), thì ít nhất í-ngĩa fải zính liền với cái cụ-thể (possibility/ khả-tri) của từ-ngữ nói chung. Như vậy í-ngĩa gắn-liền với tính khả-tri trong cái đơn-jản tinh-ròng (irreducible simplicity) của í-ngĩa. Điều này hẳn đã júp chúng ta nhìn rõ vấn-đề rất mơ-hồ về cái tên và í-niệm của hai chữ THĂNG-LONG — ngĩ rằng có ngĩa, nhưng thực ra trống rỗng vì thiếu cái thức, kinh-ngiệm về cái thức, và cái thức về bản-thể — gọi là “Rồng” trong văn-hóa và tư-tưởng Việt.

 

Nguyễn Quỳnh,
November 2010

 

(Còn 8 đoạn nữa)

 

 

---------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021