thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Đọc và fê-bình Văn-fạm Luận (Of Grammatology / De la Grammatologie) của Jacques Derrida [I]

 

MỞ

 

Đọc là nhìn vào nội-zung của vấn-đề, cố-gắng tìm-hiểu, fân-tích, so-sánh và fê-bình vấn-đề tới cùng kì lí. Cách đọc nào cũng trình-bày nhận-thức và óc sáng-tạo của người đọc. Zo đó, đọc trưng ra trình-độ học-vấn và trí-thức của người đọc. Đọc là làm sáng-tỏ tư-zuy của tác-jả bản-văn. Một bản-văn có thể được người đọc trình-bày zưới nhiều zạng-thức khác nhau, miễn là không sai nội-zung. Bản-văn xuyên qua trí-tuệ và tình-cảm của người đọc, đôi khi rực lửa, đôi khi thâm-trầm, đôi khi man mác như xuân-thu, đôi khi lạnh-lẽo như mùa đông, và đôi khi đòi hỏi thời-jan và không jan để thấu-triệt vấn-đề. Nói tóm lại, đọc trưng ra những câu-hỏi: Cái jì đây? Tại sao thế này? Vân vân. Bài-viết Đọc và Fê-bình Văn-fạm Luận gồm 10 đoạn. Mở đầu như sau:

Khoảng 1981, lúc còn là sinh-viên ban Tiến-sĩ ở Đại-học Columbia, trong khi tìm lại Những Tham-luận Ngắn của Husserl, tôi fát hiện Zẫn-nhập vào Cỗi-nguồn Hình-học của Edmund Husserl (Edmund Husserl’s The origin of Geometry: An Introduction) zo Jacques Derrida khai-triển. Đây cũng chính là đề-tài độc-đáo chỉ có hai trang của Edmund Husserl. Vì ngạc nhiên nên tôi đọc Cỗi-nguồn của Derrida rất cẩn thận. Lúc ấy, tôi cho là nước Fáp (France) kể từ Descartes đến bây jờ mới thực sự có một triết-ja lỗi-lạc. Điều này khiến tôi đọc thêm sách của Derrida, khởi đầu là cuốn Văn-fạm Luận (Of Gramatology). Tuy quen với lối hành-văn và suy-tư hoa-lệ (Hellenism) của Fáp, tôi vẩn cảm thấy khó chịu, vì tôi đã quen với suy-tư Anh-Mĩ. Hơn nữa ngành chuyên môn của tôi không còn là Triết-học Âu-châu (Continental Philosophy), mặc zù tôi vẫn đọc rất kĩ những khuynh-hướng mới trong triết-học Âu-châu. Tại Hoa-kì, thập-niên 1980 là khoảng thời-jan sôi động với những tư-tưởng của Wittgenstein, Derrida, Levinas, và nhất là Deconstruction Architecture (Fê-bình và Khai-mở trong khoa Kiến-trúc).

Mùa Thu 1987, Giáo-sư Justin Shorr, fụ-trách ban Tiến-sĩ Jáo-zục Ngệ-thuật (Art Education) ở Teachers College of Columbia University, mời tôi vào lớp thuyết-trình cuốn Văn-fạm Luận của Derrida cho sinh-viên của ông. Nhóm sinh-viên này ngĩ rằng Of Grammatology có thể cho họ fương-fáp (strategy) và í-niệm mới để họ khai-mở lí-thuyết và thực-hành, trong nỗ-lực trình-bày jáo-án (Lesson Plan). Buổi thuyết-trình, được thông báo trên đại-học, nhưng ngoài tôi ra chỉ có bảy sinh-viên ban tiến-sĩ, jáo-sư Shorr, Fó Viện-trưởng Nathan Dickmeyer fụ-trách tài-chánh của đại-học, và Christopher Campisano, một bạn thân của tôi trong ngành Jáo-zục Đối-chiếu. Sau gần ba tiếng trình-bày đề-tài, một sinh-viên zơ cuốn Văn-fạm Luận lên, nhìn tôi, rồi kết-luận: “Ông đã trình bày rất rõ ràng những jì trong cuốn sách này!”

Đó là kinh-ngiệm đầu tiên của tôi về triết-học của Derrida và Văn-fạm Luận của ông.

Khoảng mười năm sau, tức mùa thu 1997, tôi trình-bày ba bài thuyết-trình tại UTAustin (The University of Texas at Austin) trong đó có bài Language, Consciouness and Being [1] trình bày và fê-bình tư-tưởng của Derrida, Levinas, và Kristéva. Sau đó, tôi soạn lại Language, Consciousness and Being thành một tham-luận hơn 20 trang để gửi tới Derrida xin í-kiến của ông. Tháng 5 năm 1998 tôi nhận được thư của Derrida viết trên mẫu jấy của Bộ Quốc-ja Jáo-zục, Fân-khoa Cao-học Khoa-học Xã-hội:

 

Ministère de l’Éducation Nationale de la Recherche et de la Technologie
ÉCOLE DES HAUTES ÉTUDES EN SCIENCES SOCIALES
 
Le 9 Mais 1998
 
Chez Monsieur,
 
Je vous remercie vivement de votre envoi et de l’intérêt que vous voulez bien accorder à mon travail. L’analyse que vous en proposez suffire en effet un vrais travail, patient et appliqué. Je ne peux que vous encourager à poursuivre de commenter de très chaque étape de votre exposé.
 
Avec ma gratitude et mes voeux les plus cordiaux.
 
Jacques Derrida (signature)
 
54, boulevard Raspail 75006 Paris — Tel. 01.49.54.25.25 — Télécopie 01.45.44.93.11
 

Tháng 6 năm 1998 tôi được mời tới The University of Illinois at Normal để trình bày đề tài có liên-quan tới nhận-thức học của Hegel và Deconstruction Theory. Đề-tài đó là Günter Behnisch’ Hysolar Institute Building: Deconstruction and my Simultaneous Architecture. Tôi zự-định gửi bài này kèm theo đồ-án kiến-trúc của tôi tới Derrida trong tương-lai.[2] Nhưng những đam-mê mới trong triết-học và tham vọng đi lên trong ngành jáo-zục đại-học đã khiến tôi không hoàn-thành zự-định trước khi Derrida tạ-thế.

Hôm nay, sau hơn hai mươi năm, nhìn lại hoạt-động của mình, tác-jả gi lại bài-jảng Đọc và Fê-bình Văn-fạm Luận gửi đến Tiền-vệ, với một vài thay đổi và bổ-túc — đặc biệt ở những điểm liên-quan tới Việt-ngữ không có trong bài thuyết-trình 1987. Một vài đoạn có kèm theo nguyên-bản tiếng Anh là chủ-í của tác-jả zành cho độc-jả Anh-Mĩ. Tác-jả cũng xin độc-jả Tiền-vệ tha lỗi khi đọc những chữ tục-tằn hạ-cấp mà tác-jả cố-tình zùng để nhấn mạnh vào í, chứ không fải có lòng bất-kính.

Nguyễn Quỳnh

Hè 2010

 
[1] Nguyễn Quỳnh, Language, Consciousness and Being: Reading of Derrida’s Works: Of Gramatology, Edmund Husserl’s Origins of Geometry, Margins of Philosophy, Writing and Difference and other Essays. With some Remarks on the thought of Kristéva and Lévinas. Department of Philosophy, the University of Texas at Austin, Fall 1998.
 
[2] Nguyễn, Quỳnh, Günter Behnisch’s Hysolar Institute Building: Nhận-thức từ Hegel đến Deconstruction Theory và Simultaneous Architecture. 1998. The University of Illinois at Normal.

 

 

ĐOẠN MỘT

 

1. CƠ-CẤU LUẬN (STRUCTUALISM)

 

1.0 VĂN-FẠM là fương-fáp trình-bày cấu-trúc của ngôn-ngữ (language) cho cả hai cách — nói và viết. Trong khi ngữ-học đi tìm bản-thể (ontology) của ngôn-ngữ nói chung, lí (logic) của VĂN-FẠM zựa trên thực-tế hay đời sống ngôn-ngữ được zùng hằng ngày bởi nhóm người trong một xã-hội (Ethnocentrism). Vì thế, cấu-trúc của văn-fạm zựa trên tiếng nói của một xã-hội. Nó trưng ra nhiều tính-loại (Logocentrism). Như vậy, mục-đích của Văn-fạm nhằm trình-bày những lí cố-định và bất-định, làm tiêu-chuẩn cho mọi người trong xã-hội, trong mục-đích truyền-thông bằng ngôn-ngữ. Wittgenstein đã rất có lí, khi ông viết trong Tractatus Logioco-philosophicus, “Ngôn-ngữ là cái hình của thế-jan.” (Ludwig Wittgenstein, Cương-lĩnh Luận-lí và Fê-bình Triết-học/ Tractatus Logico-Philosophicus. Bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh, Quantic Universe, USA 2006).

Grammar — here it means Grammatology, a scientific investigation of linguistic structure for both speech and writing. While the aim of linguistics as a science is about ontology or the origin of language, the logic of grammar reflects reality based on daily practice of and for all members of society, which means Ethno. Therefore, Ethnocentrism deals with particular view point or interest — with limits and arbitrariness — for the truth or the Logos — cannot be simply captured by the particular. Grammatical structure is lifeless without human voice once it steps out of private language to become conventional; which means the presence (of the things).

 

1.01 Cốt-tuỷ của vấn-đề nào cũng trưng ra những cơ-cấu (structure) hiển-nhiên của vấn-đề, và cơ-cấu nào cũng bao gồm nhiều đơn-vị (units) với những iếu-tố hỗ-tương (invariable elements). De La Grammatologie của Derrida được viết trong tinh-thần Cơ-cấu Luận (Structuralism), rất tài-tình, hoa-lệ nhưng cũng rất fức-tạp đến độ chính người Fáp fải lên tiếng: “Xin qúi vị đừng ngĩ là người Fáp nào cũng viết như Derrida!” Vì fức-tạp, nên bản văn của Derrida, trở nên khó hiểu bởi tính siêu-hình của thuật-ngữ — fiền-toái cho cả những học-jả có khả-năng cao trong ngành Triết. Nếu không có khả-năng fê-bình tư-tưởng và quen với bút-fáp của Derrida thì chuyện đọc sách của Derrida trở thành ngiệt-ngã (impossible).

 

1.02 Ba fát-biểu có tính châm-ngôn (exergues) về VIẾT mà Derrida triển ra nhằm khai mở cuốn Văn-fạm Luận cần được trình bày thẳng và khác với bút fáp hoa-lệ của ông. Zo đó, chúng ta thấy:

a) Theo văn-hoá Sumer, một bản văn tuyệt vời ví như quyền-năng đến từ Trời, vì bản văn đó sáng trưng như mặt trời soi tỏ thế-jan.

b) Theo Rousseau, chữ viết tiêu biểu cho trình-độ của nhóm người trong một nước. Như vậy, chữ VIẾT chính là QUỐC-JA, thể hiện trong ba jai-đoạn rất khác nhau. Ziễn tả theo lối chỉ vào sự-vật là năng-khiếu của con người còn ở tình trạng rất sơ-khai. Zùng kí-hiệu tượng trưng cho lời nói là cách ziễn-tả của con người chưa có văn-minh. Có một bản mẫu-tự làm tiêu-chuẩn để viết là khả-năng của một dân-tộc văn-minh.

c) Theo Hegel, cách viết zựa trên mẫu-tự là một fát-hiện thông-minh nhất.

 

1.03 Derrida nhìn vào ba fương-án kể trên để luận-rằng Văn-fạm Luận của ông hay khoa nói và viết cho chúng ta thấy chân-lí (Logos) và con-người (Ethno) đều được nhìn từ một góc-cạnh riêng chuyên-môn (Centrism). Như vậy, í-thức về vấn-đề nào cũng hạn-cục và có tính tự-định (arbitrary).

 

1.04 Theo Derrida, Văn-fạm Luận của ông là một công-trình có tinh-thần khoa-học (scientificity of science) bởi vì khoa-học luôn luôn có tinh-thần luận-lí (Xin đón đọc Nguyễn Quỳnh, Edmund Husserl’s Logical Investigations and Trần Đức-thảo’s Phenomenology and Dialectical Materialism: Questions of Content and Context, 2010).

 

1.05 Lập-luận của Derrida khác hẳn với những lối nói khoa-trương jáo-đầu bằng những câu: “Theo tinh-thần khoa-học” hay “theo tinh-thần luận-lí”? Chúng ta đã nge nhiều người Việt trong nước, kể từ jai-đoạn mệnh zanh là “cách-mạng vô-sản” thường hay huyênh-hoang fủ đầu, với những từ: “Theo lô-jíc!” “Theo khoa-học!” Chúng ta ngi ngờ những câu nói và lối viết jáo-đầu ấy. Vì thiếu minh-chứng nên những từ ấy trống rỗng (empty), một mặc cảm của trí-thức. Theo sách vở sơ-đẳng của luận-lí, nói hay viết fủ-đầu trống rỗng là những fallacies — hay “ngịch lí”. Zụng í của người nói hay viết trống rỗng là làm ra vẻ thông sáng bằng cách sử-zụng những từ zao to, búa lớn, có quyền năng trấn áp người nge hay người đọc. Mặc-cảm ấy cũng là vấn-đề của một số zân-tộc đi sau thế-jan rất xa, mặc zù có cả ngìn năm lịch sử. Nói hay viết mà không chêm vào tiếng Tầu hay tiếng Tây không fải là văn-minh. Tiếc thay, người nói nói và viết như thế đã tự nhận mình không có văn-minh. Thay vì nói “Kinh-thành Huế gồm những toà nhà.” người ta nói: “Kinh-thành Huế là một quần-thể.” Tầu đã bắt người Việt làm nô-lệ cả ngìn năm, mà người Việt vẫn muốn nằm ngửa ra mời Tầu trèo lên bụng. Quả là một hiện-tượng lạ đời.

 

1.06 Derrida rất muốn luận-cương Văn-fạm Luận của ông fải được ngiên-cứu trong tinh-thần luận-lí và khoa-học, cho nên, ngay ở những trang đầu, ông đòi hỏi: fải đi sâu vào cỗi-nguồn của cách gi-âm phoneticzation (chứ không fải phonetic) cho chữ viết. Ví-zụ, chúng ta hãy fân-biệt sự khác nhau giữa YÊU và IÊU, hay giữa NGHI và NGI. Trong trường hợp nào chúng ta fải zùng Y và trong trường-hợp nào chúng ta fải zùng I. Có cần nên xét lại lối viết có chữ H trong NGH và lối viết không có chữ H trong NG. Nếu sự thực (Logos) chúng ta thấy NGH có thể thay thế cho NG (dislocation) và ngược lại, thì chúng ta nên thay thế. Nếu không thể thay thế, tức là chúng có jới hạn (limits). Trên thực-tế chúng ta không thể fân-biệt cách gi-âm (phoneticzation) jữa NGH và NG. Chúng ta cứ đọc lên là thấy ngay âm NGH và NG jống nhau. Như vậy, ở trường-hợp này chữ H trong NGH đã hiện ra “vớ-vẩn” vì sự vắng mặt của trí-tuệ. Như thế, chữ H ở đây không có đời sống thực (Logos) trong NGH. Chữ H ở đây cũng không “câm”, vì trong tiếng Việt không có chữ “H-câm”. Người Tầu, khi viết chữ của họ theo zạng Ideogram, thì tuy hai chữ Mĩ-Anh (tên người) được viết riêng ra, nhưng họ hiểu hai chữ MĨ và ANH bổ túc cho nhau. Thế nên, khi zùng mẫu-tự Latin họ sẽ viết là Meiying. Như thế, chuyển sang tiếng Việt, chúng ta nên viết Mĩ-Anh. Nếu viết riêng hai chữ sẽ trở thành vô-ngĩa hay khác ngĩa. Sự thực này cho ta thấy, người Tầu có khả-năng fân-tích về cỗi-nguồn của ngữ-học cao hơn người Việt rất xa! — chẳng fải ở mấy ngàn năm xưa! Ở ngay thời hiện-đại!

 

1.07 Tiếng Tầu (Hán/ Nho) không coi tiêu-chuẩn gi-âm (phoneticzation) là trọng. Hệ-thống tượng-hình (ideogram) trong quan-niệm ngữ-học của Tầu nhằm ziễn-tả theo lối định-ngĩa (definition) được viết ra rồi mới cho cách đọc. Bởi thế, fát-âm của một tiếng “Tư” dành cho 25 lối viết khác nhau theo kiểu-cách tượng-hình khác nhau, cho nên có nhiều nhĩa khác nhau. Mới xem qua hệ-thống chữ tượng-hình của Tầu có vẻ hấp-zẫn, nhưng có ít nhất bốn vấn-đề: a) Không có định-ngĩa nào chuyên-chở được iếu-tính của sự-vật, nên định-ngĩa chữ theo ideogram trở thành cứng nhắc và jả-tạo; b) Lối viết tượng-hình chủ-í ziễn-tả í cho nên tư-tưởng trở nên cố-định và hạn-hẹp; c) Lối viết ấy gây ra ảo-tưởng linh-thiêng mà có người Việt — quá thần fục Tầu — đã gọi là “linh-tự”. Họ quên rằng “linh-thiêng” là chuyện của Hoá-công. Văn-hoá cũng như con người không có khả-năng bàn chuyện “linh-thiêng”; và cuối cùng d) Ngôn-ngữ tượng-hình kiểu Tầu làm jảm âm-thanh trong tiếng Tầu, chứ không fải người Tầu thua kém về mặt âm-thanh (sounds). Như vậy, cách viết chữ Tầu đã vi-fạm lẽ tự-nhiên (eido) của tiếng-nói (voice) vì tiếng nói có mặt trước văn-tự (writing).

 

1.08 Trong ba fát-biểu có tính châm-ngôn (exergues), mở đầu cho Văn-fạm Luận, Derrida nên để (b) trong vị trí đầu, và (a) trong vị-trí chót nếu kí-hiệu của ngôn ngữ (signs) là nỗ-lực (efforts) jải-thoát (liberation) thế-jan. Ở đây, chúng ta nên làm sáng-tỏ í của Derrida, hơn là “zập theo” nguồn suy-tư và cách ziễn-tả siêu-hình của ông, khi ông cho rằng luận-cương của ông là jả-thiết (hypothesis) cần fải vượt qua những vấn-đề như nhận-thức học, thần-học, và siêu-hình học.

Since Derrida holds that the signs of language as efforts of liberation of the world he should reverse the order of the three exergues due to “historic-metaphysical epoch”, while stylistically avoiding metaphysical arguments. As such, exergue “b” should be the first for the other two to entail. Derrida also holds that his thesis on grammatology as a scientific project, which is plausible only as “closures” or better a means to an end, in order to be free of impossible demands of epistemological, theological and metaphysical research.

 

1.09 Zo đó, í-ngĩa của cách viết, theo Derrida, chỉ có já-trị khi nó trưng ra được cỗi-nguồn của í-niệm trình bày rõ ràng tương-quan của nóiviết. Tìm ra được cỗi-nguồn đó là thấy được khối óc trừu-tượng về cách viết trong mấy ngàn năm, qua những hoán-đổi (dislocation) và những jới-hạn (limits) của VIẾT ra sao. Như vậy, Derrida đã minh bạch và cũng là để tránh hiểu-lầm, tuy Văn-fạm Luận của ông không fải là việc làm đúng theo í-ngĩa khoa-học, nhưng chúng ta cứ để iên cho luận-cương ấy fát-triển, đồng thời chấp-nhận những í-kiến đối-ngịch trong tương lai. Chúng ta cũng nên nhớ rằng, trong khi khai mở vấn-đề VIẾT cho tương-lai chúng ta đừng vương-vấn tới fương-châm (exergues) về chữ viết.

 

1.10 Trong số những điểm Derrida gọi là vấn-đề của ngôn-ngữ, có hai điểm cần Derrida thảo-luận và làm sáng tỏ. Hai điểm đó là “Í-thức Hệ” (Ideology) và “Í-chỉ” (Intention) của ngôn-ngữ. Không cần fải zài zòng, chúng ta nên viết lại rằng Í-thức HệÍ-chỉ của ngôn-ngữ là vấn-đề của con người về những vấn-đề ngôn-ngữ. Í-thức hệ của ngôn-ngữ được soạn ra jống như một bản hiến-fáp fản-ảnh cho tất cả mọi người zùng ngôn-ngữ đó. Zo đó chúng ta có hai ví zụ sau đây:

Fát âm của chữ OUR được gi là “owr” hay “aar” khi OUR là đại zanh-từ sở-hữu (possessive pronoun). Nhưng khi OUR là tiiếp vĩ-ngữ /suffix (gi là “– OUR”) thì người Anh đọc là “Ər” như trong chữ COLOUR. Đây là đường-lối (ideology) hay qui-luật của tiếng Anh theo í (intention) của người Anh. Điều này khác hẳn với đường-lối và qui-luật về chữ OUR trong tiếng Mĩ. Người Mĩ viết là COLOR để fân-biệt sự khác nhau của tự-zạng OUR và OR gi theo âm. Ở một ví-zụ khác, người Anh fân-biệt rõ cách đọc “deVOUR” và “endeaVOR”.

Sang tiếng Việt, chúng ta thấy í-thức hệ và í-chỉ của ngôn-ngữ cũng không kém fức-tạp. Zù rằng tiếng Việt đã được fiên-âm theo Latin trong thời jao-lưu vớí Tây-fương, cách viết trong trường hợp một âm có hai ngĩa khác nhau được jải quyết theo sự-kiện có mặt chứ không theo lối tượng-hình (ideogram) của chữ Tầu. Chúng ta có một ví-zụ như sau. Đối với người Bắc — ngoại trừ những người có học — hai âm “che” và “tre” đều đọc là “che”. Người Bắc nói: “Hái cành che để che đầu!” Qui-tắc fân-biệt zựa vào sự-kiện cần đến hai âm khác nhau. Zo đó, zùng CH cho CHE để miêu tả sự “bảo-vệ”, và zùng TR cho TRE để miêu tả một cái cây. Trong trường-hợp này, tiếng Việt của người Bắc trong fát-âm tự-nhiên không có âm TR và R. Cũng vậy, người Bắc không có âm S và âm GI. Ngĩa là họ fải học fát-âm để fân-biệt hai sự-kiện khi nói cũng như khi viết.

 

1.11 Vấn-đề gọi là “lạm-fát ngôn-ngữ” theo Derrida là sự thiếu hiểu biết (ignorance), cho rằng ngôn-ngữ là một trò chơi mông-mênh — cứ fẹt ra (inflation) — vì không có jới-hạn. Từ-ngữ “sign” Derrida zùng ở đây có ngĩa là chữ (letter/word) tức là kí-hiệu, hay signifier hoặc “logos” biểu-thị cho ngĩa (the signified), theo cách trình-bày fổ-thông như sau: S/s. Khi chữ (letter/word) không thực-sự biểu-thị cho ngĩa hay nội-zung thì ta có sự fá-sản của ngôn-ngữ. Zo đó mới có chuyện ngữ-vựng trở thành lỏng lẻo. Những người tự mệnh-zanh là “nhà tư-tưởng” nhưng chữ-ngĩa tốí-tăm và lỏng lẻo cho thấy rõ những người ấy không fải là nhà tư-tưởng. Hoặc là suy-ngĩ của những người đó không vững-vàng, hoặc là những người đó có tật nói láo. Tật nói-láo có thể trở thành tâm-bệnh, nếu những người đó không biết sửa mình. Cách sửa mình hay nhất và cũng cam-go nhất là thực-hành Bát Chánh-đạo.

 

1.12 Câu nói: Một bản văn tuyệt-vời ngời-sáng như mặt trời soi tỏ thế-jan chỉ là cách nói ví-von cho một thực-tại không thể chối cãi được, ví như Bình Ngô Đại-cáo, Truyện Kiều, Cung-oán Ngâm-khúc và Chinh-fụ Ngâm-khúc... Derrida cũng nhắc đến những ngôn-ngữ khác — văn-fạm của chúng rất đặc-thù và đa zạng — ví như, ngôn-ngữ của ngệ-thuật, của chính-trị, của kinh-tế, của âm-nhạc, của vũ-điệu, và của thể-thao... Thế còn ngôn-ngữ của kĩ-thuật, như Cybernetics, có liên-quan mật thiết với con người thì văn-fạm của thứ ngôn-ngữ ấy ra sao? Như thế, chương-trình (program) bàn về Văn-fạm Luận của Derrida mới chỉ là một bài jới-thiệu công-fu, nhưng không có đủ khả-năng quán-triệt những ngôn-ngữ và cấu-trúc (văn-fạm) khác, vì mỗi ngôn-ngữ là một ngành chuyên-môn, đòi hỏi nhiều kinh-ngiệm và kiến-thức fi-thường (extraordinary). Nhận-định của triết-học tuy gây ngạc-nhiên, nhưng luôn luôn có tính tổng-quát và siêu-hình, ngay cả trước vấn-đề rất cụ-thể. Derrida xác-nhận kĩ-thuật (technics) nhằm hỗ-trợ khoa-viết (writing). Tuy nhiên, cũng như khoa-viết, kĩ-thuật (technics) có í-ngĩa uyên-nguyên của nó cho nên chúng ta không thể đòi hỏi là kĩ-thuật luôn luôn có khả-năng làm sáng-tỏ í-niệm của khoa-viết. Đây chính là điều hiển-nhiên trong suốt khoảng ba ngìn năm lịch-sử chữ viết của con người, đặc biệt là lịch-sử Tây-fương, theo nhận xét của Derrida.

 

1.13 Nếu ngôn-ngữ trong cõi uyên-nguyên của nó đã sinh ra hiện-tượng chữ-viết thì từ lâu í-niệm ngôn-ngữ đã gây ra ngộ-nhận. Tại sao? Ngôn-ngữ qua cách nhìn của chữ-viết zù đã thành-công vẫn chỉ là một chuyến fiêu-lưu hay một hiện-tượng có tính thời-jan. Qua gần ba ngìn năm văn-hoá Tây-fương, theo nhận định của Derrida, ngôn-ngữ trong kết-hợp của kĩ-thuật viết (technics) và cách nhìn vẫn có tính siêu-hình về biểu-tượng chân-tính (logos) được nhìn từ nhiều góc cạnh (centrism) đến nay đã “hết tỉ” (exhaustion) rồi. Thế thì, cuốn-sách vốn là biểu tượng của văn-minh với chữ-viết — qua một thời — đã đến hồi chung cuộc. Cái chết của “sách vở” fải hiểu như một lối nói ví-von bởi vì viết-lách không fải là biến đi (disappearance) như Derrida nhận-định, mà là chuyển đi (transformation) để nhường chỗ cho một cấu trúc khác ra đời, ví-zụ Cybernetics — tức technology ví như I-Pad — sẽ trở thành một thư-viện bỏ túi trong tương lai. Nhưng có fải vì thế mà chữ-viết, zù không bao jờ hoàn-chỉnh, và văn-fạm của ngôn-ngữ sẽ biến đi không? Rõ ràng câu hỏi nêu lên đã chứng tỏ sự có mặt về cỗi-nguồn của văn-fạm.

 

1.14 Lí-tính (rationality) không fải là vấn-đề nằm trong chân-lí (Logos) hay Signifer. Lí-tính chỉ có mặt trong hoạt-động của viết-lách (writing) mà thôi. Zo đó lí-tính tham zự vào fê-bình và fân-tích ẩn-số (deconstruction) hay là soi tỏ những jì còn lắng đọng (de-sedimentation), và đặt ra những câu hỏi về í-ngĩa của chân-lí (the significations of truth), ngay cả những quyết-định có tính siêu-hình về chân-lí. Như vậy, những vấn-đề gọi là liên-quan tới thần-học cần được lôi ra zưới ánh-sáng của lí-tính, ngay cả ở thời-kì trước khi có triết-học (pre-Soctatic era) — trong cả hai í-ngĩa: a) sự hiểu biết vô-biên của Hoá-công, và b) sự hiểu-biết của nhân-loại, hiểu theo í-ngĩa trước và sau tư-tưởng của Hegel.

 

1.15 Thế thì, liên-hệ về cỗi-nguồn và iếu-tính (essence) trong cách fát-âm (phone) luôn luôn có mặt, ví như fát-âm gắn-liền với tư-tưởng còn chân-lí (sự-thật/nội-zung) gắn-liền với í-ngĩa.

 

1.16 Aristotle cho rằng tiếng nói đọc lên được nhờ zựa vào kí-âm (ta en tè phone). Kí-âm là biểu-thị hay kí-hiệu (symbols) của kinh-ngiệm và hoạt-động của trí-tuệ, còn chữ viết (written words) là biểu-thị hay kí-hiệu của chữ đọc ra được (spoken words). Derrida bàn thêm khi ông nhấn mạnh rằng tiếng nói của con người (the voice) bao gồm những kí-hiệu ban đầu gắn liền với trí-tuệ (the mind/psychès). Bởi thế, tiếng nói (the voice) là biểu-thị (signifier) miêu-tả kinh-ngiệm của trí-tuệ, và jống như tấm gương cho thấy sự-vật có những zạng jống nhau theo lẽ tự-nhiên. Đây là một lối nhìn tuy zựa trên kinh-ngiệm, nhưng vẫn là loại-suy (deductive) về kiến-thức mênh-mông của hoá-công, rất nặng theo lí-tính (rationality), nên gần với lối suy-tư zuy-lí cùa Descartes.

 

1.17 Người chịu ảnh-hưởng lí-tính (rationality) hay í-niệm bẩm-sinh (innate) của Descartes là nhà ngữ-học Avram Noam Chomsky. Từ í-niệm cho rằng ngôn-ngữ có tính bẩm-sinh Chomsky quan-niệm thuyết ngữ-học generative (generative conception), một từ-ngữ tạm zịch từ chữ erzeugen của Humboldt. (Noam Chomsky, Aspects of the Theory of Syntax, M.I.T., 1965, p. 9).

 

1.18 Văn-fạm luận theo ngữ-học bẩm-sinh (generative grammar) ziễn-tả tính trung-lập rõ ràng của ngôn-ngữ và cho rằng í-thức về ngôn-ngữ cho chúng ta những nguyên-lí căn-bản làm nền-tảng cho người nói và người nge hiểu nhau cho đúng.

 

1.19 Người chống lại í-niệm bẩm-sinh (Innate Conceptions) là triết-ja zuy-ngiệm John Locke. Theo Locke, mọi í-niệm zựa trên bẩm-sinh đều sai và vô-ngĩa (false and meaningless). Nhưng Lord Herbert lại cho rằng bẩm-sinh là í-niệm fổ-thông (common notions), có tính tiềm-ẩn (latent), không cần khích-động mà vẫn trở thành nguyên-lí và zo đó thiếu í-niệm bẩm-sinh chúng ta không thể có khát-khao đi tìm kinh-ngiệm. (Noam Chomsky, Language and Mind, Harcourt, NY., 1972. pp. 172-173).

 

1.20 Để hiểu rõ quan-niệm zuy-lí trong tư-tưởng ngữ-học Descarte, chúng ta tâm-đắc với Whitehead khi triết-ja này nhận-định rằng những khám-fá lớn trong thế-kỉ 17 là khuôn-thước tiến bộ ảnh-hưởng đến văn-hoá Tây-fương suốt ba thế-kỉ. Thế-kỉ 17 cho chúng ta những thiên-tài rực rỡ, ví-zụ trong triết-học và toán-học có Leibniz, trong vật-lí có Newton, trong văn-học có Shakespeare, và zĩ nhiên có cả Descartes và Spinoza. Hai triết-ja này thường được coi như bình-minh của thời mới và của tinh-thần khoa-học (modernism/scientific thinking).

 

1.21 Nguyên-lí của văn-fạm The Port Royal Grammar ra đời trong thế-kỉ này (1666). Nguyên-lí ấy bàn tới cấu-trúc (syntax) zựa trên ba điểm căn-bản “concevoir, juger, raisoner” (Noam Chomsky, Studies in Language, Harper and Row. 1966. pp. 27-31). Lí-tính chuyển cấu-trúc hay hoạt-động của trí-tuệ sang cấu-trúc của ngôn-ngữ. Zuy-lí suy ra sự có mặt của linh-hồn, và linh-hồn hiểu theo triết-học của Descartes là sức-mạnh bao gốm a) nhận-thức (perception), tức vai trò của jác-quan (senses) và trí-tuệ (intellect), và b) í-chí (volition/passion). Chính í-chí sinh ra hành-động fải hoặc trái (rational or irrational) ở đời.

 

1.22 Bước sang lãnh-vực của ngôn-ngữ, suy-tư trong tinh-thần Descartes (Cartesian thinking) nhận-định rằng ngôn-ngữ và trí-tuệ chẳng qua là một. Tính siêu-việt của ngôn-ngữ là sự suy-ziễn tự-zo và cũng là sự chuyên-chở trí tưởng-tượng sáng-tạo. Thoạt tiên, ngôn-ngữ trong tinh-thần Descartes trình-bày hai thể căn-bản: Chủ-từ (Sujet) và Túc-từ (Attribut), ví-zụ La terre est ronde . Trong tiếng Việt động-từ /thì/ hay /est/ trong tiếng Fáp thường được hiểu ngầm trong cách nói và viết. Cho nên thay vì nói hay viết “Trái-đất THÌ tròn”, người Việt thường viết hoặc nói; “Trái-đất tròn.”

 

1.23 Ngữ-học mới (Modern Linguistics) nhấn mạnh vào hai khả-năng ắt có và đủ (adequacy): a) Khả-năng quan-sát (observational adequacy) hay còn gọi là zạng-thức bên-ngoài của văn-fạm (surface grammar); và b) Khả-năng miêu-tả (descriptive adequacy) hay còn gọi là chiều sâu của văn-fạm (deep grammar).

 

1.24 Khả-năng miêu-tả hay chiều-sâu của văn-fạm đặt ra định-luật chung, ví-zụ sự khác nhau jữa hai thể /ftik/ và /blik/. Trong tiếng Việt, chúng ta cần fân-biệt rõ hai thể /ng/ và /ngh/. Trên thực tế, sự fân-biệt này chỉ đúng nếu cách đọc /ng/ và /ngh/ không jống nhau. Nếu jống nhau thì định-luật fân-biệt không có mặt. Nếu thế, sự có mặt của /h/ trong /ngh/ như trong chữ /nghi/ là một gi-âm sai vì trong chữ /nga/ không có /h/ mà /ng/ và /ngh/ lai fát-âm như nhau. Xin hãy đọc một ví-zụ nữa: /nghênh/ và /ngang/. Nếu chữ /h/ trong /nghênh/ câm thì chức năng của /h/ là jì, trừ fi nó mang í-ngĩa ẩn-zụ (metaphor). Trong trường-hợp của những chữ /nghênh/, /nghi/, /nghiên/, /nghe/ chữ /h/ không có vai trò ẩn-zụ, nên nó đúng là nhận-định sai lầm trong lịch-sử kí-âm (phoneticzation) của tiếng Việt. (Xin đọc thêm Dictionaire Vietnamien Chinois Francais của Eugène Gouin, 1957.)

 

1.25 Hai nguyên-âm (consonants) đứng sát nhau miêu-tả cách fát-âm rất tế-nhị mà một chữ (syllable) không miêu-tả được, ví-zụ hai chữ /Knossos/ và /Bhagavad/. Âm /k/ trong /Knossos/ có thể tạm gi là /kê/ hoặc /ka/ hoặc /kơ/. Như vậy /Knossos/ fát-âm từa tựa như /Kanossos/ mặc zù nó không hẳn là /kơ/, /ka/, hoặc /kê/. Nếu không thì /k/ hoặc /n/ fải ra đi. Chúng sẽ không ra đi, nếu một trong hai nguyên-âm này chuyên-chở ẩn-zụ.

 

1.26 Chữ /Bhagavad/ là một trường-hợp trong Sankrit (Fạn-ngữ). Hai nguyên-âm /bh/ không tạo-thành một âm nên không thể đọc là /ba/ NẾU cho rằng /h/ là một âm-câm (mute). Nguyên-âm /h-câm/ là một hiện-tượng lạ-lùng, nó fải bắt nguồn từ một kí-hiệu (sign) để trở thành metaphor! Đúng không? Nếu không, nguyên-âm /h/ trong /Bhagavad/ là zư thừa. Sự-thật, cách fát-âm của /Bhagavad/ có thể được viết như thế này /B.agavad/. Trong bảng mẫu-tự Sankrit, nguyên-âm /h/ là một zấu chấm /./ fát-âm của nguyên-âm này là một tiếng kêu “hợ”. Thế nên /h/ trong Sankrit không fải là một ân câm, vì vậy, chữ (syllable) /Bhagavad/ được đọc là “Bờ-hợ-ga-va”

 

1.27 Nếu chỉ bàn tới tạo âm-thanh (sound making) — chứ không fải lời ca (song making) — thì có loài chim bắt chước i hệt tiêng người. Nhưng khi con người bước từ lãnh-vực sound making để làm fong-fú tiếng-nói (voice), thì cái zàn âm-thanh (the range of sound) có những tiết nhịp (rhythmics) và cường-độ (extenstions) biểu-thị cho tâm-tư (psyche) và trí-tuệ (mind) đến độ tuyệt vời. Mọi khả-năng ấy nằm trong một tổ-hợp có liên-hệ mật-thiết với nhau và luôn luôn có mặt (presence). Sự có mặt ấy có tính liên-quan trong lịch-sử bao gồm tính tiên-thiên hay trực-jác (eido), iếu-tính hay đời-sống (ousia), thời-điểm (stigmè), khoảnh-khắc lúc này (nun), sự có mặt tất-nhiên của tư-zuy, của í-thức, của sự có-mặt cùng nhau về ngã và tha-nhân, của sự hội-thông jữa con người với nhau (intersubjectivity) qua í-thức rốt ráo vể bản-ngã (ego) và vân vân.

 

1.28 Để có một cái nhìn zễ hiểu về tiếng nói và kí-âm, tôi zùng biểu-đồ sau đây:

Nếu gọi thế-jan bao-gồm những thực-tại (facts) ở cột bên trái là a, thì a được biểu-thị (the signified = s) hay còn được gọi là Logo, gồm những thực-tại (facts) có liên-hệ mật-thiết với nhau, theo nhận xét của Wittgenstein. Như vậy, tiếng nói hay kí-âm (chữ viết) nằm ở cột bên fải sẽ được gọi là b. Kí-hiệu b là tiếng-nói/kí-âm/chữ-viết biểu-thị cho thế-jan a, cho nên b lả biểu-thị (Signifier = S) Vì thế-jan (a) và tiếng nói/ngôn-ngữ (b) liên-hệ (R) với nhau, nên trong luận-lí ta thường viết là aRb.

 

 

1.29 Trong tư-tưởng Tây-fương, cột a không chỉ là thế-jan với những thực-tại hiển-nhiên luôn luôn có mặt (the presence), mà trong í-ngĩa siêu-hình những thực-tại làm thành thế-jan ấy chính là thiên-nhiên (nature) — rất khác với quan-niệm về thiên-nhiên xa vời thực-tại ở văn-hoá và tư-tưởng Đông-fương.

 

1.30 Như vậy, tiếng-nói là tấm-gương fản-chiếu thiên-nhiên, còn chữ-viết miêu-tả thiên-nhiên. Bởi lẽ ấy, nói theo suy-tư biểu-tượng (metaphor), những nhà tư-tưởng nổi tiếng của Tây-fương, từ Galileo, Descartes, đến Jaspers... coi thiên-nhiên là một cuốn sách mênh-mông vượt ra ngoài trí-tuệ con người..

 

1.31 Vì thiên-nhiên quá sâu-sắc và quá mông-mênh cho nên viết luôn luôn là một cuộc fiêu-lưu zang zở. Những cuốn sách gọi là thánh-thư trong đó có cả Thánh-kinh, quá nông-cạn và bịp-bợm nên lộn tùng fèo (xin đọc ngược cho vui)! [Về điểm này, Derrida viết rất lễ độ chứ không mất zậy như tôi].

 

1.32 Viết theo đúng lẽ thiên-nhiên kể trên ví như hơi thở — ở một í-ngĩa thâm-trầm sâu-sắc (disciplines) — chứ không fải “fẹt ra như tháo-tỏng” rồi cho là ngôn-ngữ của thiên-tài!”.Viết, theo Derrida, là đi mãi vào trong chiều sâu thẳm của người viết. Chiều-sâu thẳm này là a (tức là chân-tính/Logos). Ta có thể gọi chung nội-zung của chiều sâu a này là x, vì x tiêu biểu và bao-gồm cho sự-thực (logo) của cái tôi. Như vậy, ta sẽ có f(x) =... , x là bất-kì đẳng-tính nào, tốt hoặc xấu. Bổn-fận của người viết và của người đọc là tìm ra (decipher) já-trị của ẩn-số x. Ferdinand de Saussure (1857-1913) cho rằng chỉ có ngành Fân-tâm học mới có khả-năng jải-thích ẩn-số x. Nhưng chính những nhà fân-tâm học cũng không jải-quyết được í-ngĩa của sign tức Signifier (S) trong ngành Semiology. Như vậy, quan-niệm về biểu-tượng trong Kí-hiệu Học (Semiology) của Saussure cứ lùi mãi vào trong tính Siêu-hình như đoán-mộng, nên trở thành mù-tối trong tâm-thức người đời.

 

1.33 Một bản-văn hay, theo Derrida, là tác-fẩm của linh-hồn (soul) và tình-cảm (heart) ví như jòng tư-tưởng được khắc trên bia jống như khuôn vàng thước ngọc (inscriptions) vì bản-văn ấy theo lẽ thiên-nhiên hay tự-nhiên, fối-hợp tâm-tư và hiểu-biết của người viết (the interior) và zữ-kiện ở thế-jan (the exterior). Bản-văn ấy trưng ra một khuôn-ziện của chân-lí (Logocentrism) và tinh-hoa của Thần-học (Theology). Ở điểm này, tôi thấy tôi xa lạ với Derrida. Thần-học là một trong số những zữ-kiện ở thế-jan nhưng vì thần-học là suy-tư quàng-xiên cho nên câu hỏi về chân-tính của thần-học cần fải đặt ra khi ta muốn bàn tới cái linh-thiêng, cái tâm-thức (soul) và tâm-hồn (heart) của thần-học. Đây là vấn-đề Derrida cần làm sáng tỏ. Như thê, những lối viết khoa-trương, biền-ngẫu và lập-ngôn không fải là bản-văn thấu-triệt (comprehended).

 

1.34 Thần-học đứng chung trong thế-jan a là một sự-kiện hiển-nhiên — zù tốt hay xấu. Thế-jan tin vào thần-học cũng là lẽ hiển-nhiên và chúng ta không khuyên ai bỏ đạo theo đời, hay ngược lại. Chúng ta chỉ nêu lên sự-thật, zù sự-thật rất fũ-fàng!

 

1.35 Rousseau nói rõ Thánh-kinh zù hay cũng chỉ là một cuốn sách. Derrida fân-tích viết-lách làm hai fần rõ rệt. 1) Nội-zung hay (tốt) của bản-văn là fần hồn (soul). 2) Kĩ-thuật viết là fần xác (body). Suy-tư ấy đến từ Plato khi triết-ja Hi-lạp này quan-niệm chân-tính của bản-văn (Logos) thể-hiện trong linh-hồn, còn bản-văn tầm-thường (literal/proper) fản-ánh suy-tư nông cạn. Trong thời Trung-cổ ở fương Tây, một bản văn hay mang nhiều biểu-thị (metaphors) vì jáo-hội cho rằng metaphor là chân-tính của bản-văn nhằm biểu-thị thần-linh (Divinity). Biểu-thị như thế — theo văn-hoá Trung-cổ — júp cho bản-văn có tính tự-nhiên (natural) và fải đạo, có tính vĩnh-cửu (eternal), có tính hoàn-vũ (universal). Để làm sáng tỏ đức thanh-cao viết-lách fải zùng biểu-tượng, nên bản-văn có biểu-tượng mới đúng là cuốn-sách của Hoá-công (God’s book). Tôi nói: Thánh-kinh, Đạo-đức Kinh và những thứ “kinh” khác rất cao về kĩ-thuật viết nhưng nội-zung của những cuốn sách đó là vấn-đề cần xét lại. Thánh-kinh (Cựu-ướcTân-ước) gồm toàn nguỵ-chứng zo con người hỗn-láo “fẹt” ra rồi bảo là ngôn-ngữ của Trời (God’s Word). Từ mấy ngàn năm rất nhiều người ngây-thơ và tuyệt vọng chờ đợi fút linh-thiêng (The Second Coming). Họ đánh mất mình nên không nhận ra con người mới chính là câu trả lời trong lúc vinh-quang cũng như hồi bất-hạnh. Sự suy-thoái của con người không nằm ở cái chết, mà ở nơi con người tin vào thần-quyền, ma-quỉ. Thánh-kinh và Đạo-đức Kinh là những cuôn sách nói chuyện ma quỉ ở thời-đại xa xưa– ngay cả thời hiện-đại — khi tâm-trí con người còn rất u-mê nên mới tin vào những cuốn sách như thế.

 

1.36 Như vậy, nếu luận rằng cuốn sách hay fải là tác-fẩm chuyên-chở chân-lí (logos) thì các bản-văn trong tinh-thần của thần-học (theology) ngịch với chân-lí hay ngịch với sự-thật (Logocentrism), vì thần-học là môn-học zo con người bịa ra. Con người không có khả-năng biết jì về Divinity cho nên viết về Divinity là trình-bày Hoá-công như ma-quỉ, vì nội-zung của nó đến từ tâm-thức ma-quỉ của con người. Lévinas đã có nhận xét rất đúng: “Moses là thằng bóc-lột Thượng-đế jữa ban ngày!” Nhận xét này đã làm buồn lòng người Zo-thái.

 

1.37 Moses xác nhận với zân Zo-thái của ông rằng ông đã chỉ nhìn thấy lưng của Thượng-đế. Câu này khẳng-định “Con người không bao jờ có thể thấy zung-nhan Thượng-đế”. Cho nên, con người chỉ tin vào khuôn mặt của Moses. Thế thì, khuôn mặt của Thượng-đê chí là một vệt thoáng qua (a trace). Ai tin vào Moses là tin rằng vệt đó (trace) có thực. Ai thấy được khuôn-ziện đó (the face) là thấy được “Cha” mình, và mình là con của Thượng-đế. Ai vậy? Người Zo-thái. Như vậy, í-thức hệ này đã tạo nên chiều zầy của lịch-sử nhân-loại: Có một jống zân siêu-fàm, tinh ròng của Thượng-đế đáng ăn trên ngồi trốc ở thế-jan. Cũng có thể jống zân đó — zo định-mệnh — đã chọn lầm thế-jan này nên đành fải chấp nhận sống jữa những đám con hoang zơ-bẩn!

 

1.38 Moses ăn cắp í của Hamurabi và “fẹt” ra rằng ông đã gặp Thượng-đế và Thượng-đế cho ông Mười Điều-răn. Thực ra, bản-văn này là trước-tác của Moses chứ không fải của Thượng-đế. Moses đã trút hết trách-nhiệm vào Thượng-đế, và có thể còn gê-gớm hơn nữa: “Ngậm máu fun người!” Như vậy, câu nói “một bản-văn hay rực-rỡ như ánh-sáng mặt trời soi tỏ thế-jan” có thể áp-zụng cho Mười Điều-răn, ở chỗ nó có sức-mạnh kiềm-toả một jống người cả mấy ngàn năm. Nhưng người đọc cần fải tìm hiểu thế này: Nếu quan-niệm rằng “Ngôn-ngữ của con người chính là iếu-tính của con người” (Chomsky, Language and Mind, 1968, p. 100) thì trong Chiều-sâu ngôn-ngữ (Deep structure) con người thật của Moses rất jảo-hoạt và rất điếm-đàng như nhận xét của Lévinas. Có lẽ vì thế nên Chomsky bỏ thì jờ lên án chiến-tranh của người Mĩ ở Việtnam, và sau đó ông nhìn vào các zụ-luật ở Hoa-kì để nêu lên những việc làm vi-hiến zo chính-sách Hoa-kì gây ra. Không còn hồ-ngi, cả hai, Lévinas và Chomsky coi ngôn-ngữ và đạo-đức là một.

 

(Xin đọc Đoạn Hai kì tới)

 

 

---------------

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021