thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Quan niệm và kinh nghiệm văn chương của Nguyễn Viện

 

Trong những năm qua, nhà văn/thơ Nguyễn Viện đã xuất hiện nhiều lần qua những cuộc phỏng vấn. Để văn thi hữu và độc giả có thể theo dõi một cách thuận tiện hơn về quan niệm và kinh nghiệm văn chương của ông, chúng tôi xin gửi đến các bạn danh sách tổng hợp dưới đây gồm những bài phỏng vấn đã được thực hiện trên Tiền Vệ và Talawas.

Tư liệu này sẽ tiếp tục được bổ sung.

 

 

Tiền Vệ phỏng vấn Nguyễn Viện:

... Tại sao lại phải sợ? Đó chính là bi kịch của chúng ta, những người dân sống trong một chế độ toàn trị. Đây cũng là nguồn cảm hứng lớn lao nhất của tôi. Đối diện với cái sợ. Ai làm cho mình sợ? Sợ cái gì? Làm cho người khác sợ, có phải là tội ác? Làm thế nào vượt qua được nỗi sợ? ... (...)
 
... Đó là cách diễn đạt tốt nhất để mô tả một trạng huống, một tâm thái, một tâm thức, một bối cảnh xã hội và con người đương đại. Đó là sự đứt khúc văn hoá, sự hỗn độn trong đời sống, sự đứt mạch hệ thống tư tưởng nền tảng, sự mất định hướng trong điều hành của cơ chế chính trị, sự thay đổi các giá trị... Và sự chối bỏ của chính tôi với hệ thống, các định vị và định chế xã hội... (...)
 
... Tôi cho rằng tất cả những người viết kiểu giễu nhại, bụi đời, bạt mạng, gây hấn... đều là những phản ứng tích cực nhằm tạo nên những tiếng nói độc lập, không chỉ trong lãnh vực văn chương mà còn là một thái độ chính trị, nhằm xác lập một ý thức sáng tạo tự do và một ý thức công dân tự chủ. Thiếu tự do và tự chủ, không thể trở thành nhà văn... (...)
 
... Tôi nghĩ rằng nhiệm vụ thuyết giáo về đạo đức không bao giờ thuộc về nhà văn. Cái mà anh ta cần làm trước hết là nghệ thuật của mình. Trong cái nghệ thuật ấy, người đọc cần nhìn thấy ở anh ta như tâm hồn và lương tri của thời đại mà anh ta đang sống. Bởi thế, nhà văn không thể là kẻ đồng loã với cái đen tối, cái phi nhân tính. Nhà văn phải luôn được coi là tiêu biểu cho sự phản kháng của lương tâm con người trước các thế lực muốn huỷ diệt quyền sống của con người... (...)
 
... nhìn chung Hội Nhà Văn trở thành một lực cản hơn là sự thúc đẩy cho cái mới xuất hiện. Cho nên không thể chờ đợi gì ở Hội Nhà Văn, bởi vì nó là một tổ chức của Đảng, do Đảng lãnh đạo, nó tuỳ thuộc vào ý muốn của Đảng chứ không phải ý chí của các nhà văn... (...)
 
... lúc ấy, văn chương sến sẽ rực rỡ thay thế cho nền văn học cách mạng. Nhưng thật ra, nền văn học cách mạng đã chết từ bây giờ rồi. Những thay đổi trong lịch sử nói chung thường đi từ thái cực này sang thái cực khác, trước khi đến ngày văn học sến đăng quang, trong vòng 10 năm nữa, văn học Việt Nam sẽ có bộ mặt của người lưỡng tính... (...)

 

Trần Nhuệ Tâm phỏng vấn Nguyễn Viện:

... Quí nhất ở trên trán tôi có hai chữ TỰ DO. Và trong túi quần tôi là chiếc điện thoại di động, thẻ ATM và cái Passport... (...)
 
... “Bộc bạch cảm xúc nghệ thuật không kềm giữ”, tôi nghĩ điều ấy phải luôn luôn là thế. Sáng tạo nghệ thuật cần đi tới chỗ sâu kín nhất. Mọi sự tránh né hay kềm giữ sẽ trở nên vô ích với người đọc... (...)

 

Thận Nhiên phỏng vấn Nguyễn Viện:

... Cái bi kịch của con người là bi kịch về sự nô lệ. Bởi thế, tôi đã viết bằng một ý thức giải phóng... (...)

 

Trúc Quỳnh phỏng vấn Nguyễn Viện:

... Hình như đã có quá nhiều lời kêu ca về nền văn học của chúng ta hôm nay. Nhưng thú thật, tôi cảm thấy dường như cũng chưa ai dám nói thật về cái nguyên ủy của vấn đề. Thế thì tôi có dám nói thật không? Hay tôi cũng phải “lách” như các nhà văn của chúng ta vẫn viết lách? Khi chúng ta chưa nói thật thì chẳng nói để làm gì, tôi nghĩ thế. Vì vậy, tôi muốn nói thật nhất như tôi biết... (...)

 

Pierre Bùi phỏng vấn Nguyễn Viện (trên Talawas):

... Với tôi, tôi cảm nhận một cách chân thành rằng mình đang đứng đúng “điểm rơi” của lịch sử. Bởi thế tôi đã viết miệt mài mê mải, viết tưởng như không bao giờ hết, viết ngấu nghiến, viết như sợ không còn cơ hội nào khác. Có lẽ vì thế người ta có thể tìm thấy tất cả các vấn đề: thời thế, ngôn ngữ, thi ca, triết học, thần học, đạo đức, tôn giáo, chính trị, lịch sử, truyền thống... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021