thơ | truyện / tuỳ bút | phỏng vấn | tiểu thuyết | tiểu luận / nhận định | thư toà soạn | tư tưởng | kịch bản văn học | ý kiến độc giả | sổ tay | thảo luận | ký sự / tường thuật | tư liệu / biên khảo | thông báo |
văn học
Hiếp dâm

 

Lê Liễu Chi sưu tầm

 

[xem phim]

 

Lời giới thiệu của UBUWEB Film:

Tháng 11 năm 1968, John & Yoko bắt đầu thực hiện một trong những dự án điện ảnh nhiều tham vọng nhất của họ: một cuốn phim dài 75 phút gọi là Rape [Hiếp Dâm]. Nhân vật chính trong phim là Eva Majlata, một nữ diễn viên 21 tuổi, người Hungary, không biết nói tiếng Anh. Cô không thể thoát được ống kính quay phim — nó luôn luôn rình rập theo dõi cô trên những con đường ở London, sau khi theo cô đi xuyên qua một công viên,[*] không để cho cô được một chút riêng tư nào, khiến cô phải vội vã tìm chỗ tránh né và suýt chút nữa bị xe vận tải cán chết. Cô nhảy vào một chiếc taxi để thoát khỏi ống kính, nhưng nó vẫn bám theo. Cuối cùng cô bị dồn vào góc tường trong một căn hộ, hiển nhiên không còn lối thoát, và mặc cho cô khóc lóc van xin, ống kính vẫn dửng dưng không buông tha.

Phim Hiếp Dâm được quay trong lúc cả John & Yoko đang ở trong Bệnh Viện Great Charlotte Street sau khi Yoko bị hư thai. Nick Knowland là người quay phim, và là người đã tham gia vào hầu hết những sản phẩm điện ảnh của John & Yoko.

Cuốn phim được trình chiếu lần đầu trên đài Truyền Hình nước Áo vào ngày 31 tháng Ba năm 1969. Cùng năm đó, nó cũng được trình chiếu tại Montreux Television Festival và Mannheim Film Festival. Một ngày sau hôm đài Truyền Hình nước Áo chiếu cuốn phim này, John & Yoko tổ chức một cuộc họp báo ở Vienna. John phát biểu: “Chúng tôi muốn cho thấy rằng tất cả chúng ta đang bị phơi bày và chịu sức ép như thế nào trong thế giới đương thời. Đây không phải chỉ nói về trạng huống của nhóm Beatles. Điều đang xảy ra cho cô gái này trên màn ảnh thì cũng đang xảy ra ở Biafra, ở Việt Nam, ở bất cứ nơi nào.”

Đề tài về cái ống kính quay phim lì lợm, trơ tráo, “hiếp dâm” sự riêng tư của những cá nhân hay những nhóm người để làm thú tiêu khiển cho công chúng khán giả, đã gợi ý cho nhà phê bình Willie Frischauer đưa ra nhận định sau đây trên tờ Evening Standard: “Cuốn phim này nói về thời đại của vô tuyến truyền hình cũng giống như cuốn Vụ Án của Franz Kafka đã nói về thời đại của chủ nghĩa độc tài chuyên chế.”

 

[Bản dịch của Lê Liễu Chi]

_________________________

[*]Công viên này đúng ra là một cái nghĩa địa xưa. [Chú thích của người dịch]

 

Vài hình ảnh trong phim:

 

 

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021