Ðoàn Cầm Thi
tiểu sử &  tác phẩm 

Tiến sĩ văn học Pháp. Hiện dạy đại học tại Paris. Chuyên viết phê bình và dịch thuật.

tác phẩm

NHỮNG NGÀY THƠ ẤU: Nguyên Hồng, tự truyện và Freud  (tiểu luận / nhận định) 
... Với một đề tài và một thể loại vừa mới vừa nhạy cảm, NHỮNG NGÀY THƠ ẤU bừng bừng một tinh thần giao chiến, giữa tác giả và xã hội, giữa cá nhân và hệ thống đạo đức đương thời. Nó giống như một trận đấu bò tót... Tự truyện phải là một trận đấu bò tót... (...)

Bạo lực & Mỹ cảm: Đọc MÌNH VÀ HỌ của Nguyễn Bình Phương  (tiểu luận / nhận định) 
... Bạo lực, một chủ đề thường bị coi là “ít nhân văn”, vẫn có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật đích thực dưới ngòi bút của Nguyễn Bình Phương như ta đã thấy, chính bởi nó tạo được một nguồn mỹ cảm đặc biệt. Nếu bạo lực thường là biểu hiện của dương tính, thì trong Mình và họ, nó được tra hỏi, khai thác, cân bằng với Tà Vần sự chậm rãi, hai cơ tố, dưới thẩm mỹ của anh, dường như mang nhiều âm tính. Bạo lực, với Nguyễn Bình Phương, tồn tại và vận hành như một đề tài nghệ thuật độc lập. Bằng cách này, nó tách ra khỏi quan điểm “chân-thiện-mỹ” đã áp đặt và, đương nhiên, vẫn kìm chế văn học nghệ thuật Việt Nam từ bao thế hệ... (...)

“Những ngã tư và những cột đèn”: đi tìm thời đang mất  (tiểu luận / nhận định) 
Người ta đọc Những ngã tư và những cột đèn như một truyện tâm lý, phản gián, phiêu lưu,... Tôi đọc nó như một bài thơ, một nhật ký về nhật ký, một tiểu thuyết phản-tiểu-thuyết. [...] Gần nửa thế kỷ trước, khi miền Bắc xã hội chủ nghĩa chỉ dùng văn chương mậu dịch, thì Trần Dần viết tiểu thuyết phản-tiểu-thuyết. Trong câm lặng, ông ươm những cái mầm. Cho tương lai... (...)

Đỗ Kh. — người của bốn phương  (tiểu luận / nhận định) 
... Ba thứ tiếng — Việt-Pháp-Mỹ — đã biến Đỗ Kh. thành “một kẻ lạ trong ngôn ngữ của chính mình”, theo cách nói của Deleuze. Chính trong cái “lạ” vừa là thú vui vừa là yêu cầu này, mà Đỗ Kh. trở thành kẻ đồng loã của Proust, người cho rằng “những cuốn sách đẹp đều được viết trong một kiểu ngôn ngữ lạ”... (...)

“Ta, một công dân ô nhục bậc nhất, một thánh nhân nát rượu…” — Thơ và Lề trong xã hội Việt Nam đương đại  (tiểu luận / nhận định) 
... Ngoài lề là gì? Đó không chỉ là thái độ chống-công-thức, độc đáo, gây sốc. Ngoài lề trên hết phải là không dung túng, không khoan nhượng. Khác với nhiều thi sĩ cùng thời, họ không tụ tập quanh các cơ sở văn hoá chính thống, mong ổn định và bình an. Họ làm đủ thứ nghề kiếm sống để được tự do. Các thi sĩ Mở Miệng gọi thơ mình là “thơ-rác”, “thơ-nghĩa-địa”, tách nó khỏi thứ thơ vừa đèm đẹp vừa tử tế của Hội Nhà Văn và nhiều nhóm khác... (...)

I'M YELLOW: khoái cảm văn bản – Đọc CHINATOWN của Thuận  (tiểu luận / nhận định) 
Một phụ nữ gốc Việt định cư tại Pháp sau khi học ở Nga. Nhớ về mối tình éo le với một chàng trai Hoa kiều hiện đang sống tại Chợ Lớn, cô viết văn. Thuận đã cho nhân vật của Chinatown lặp lại đúng chặng đường của mình – Hà Nội-Moscova-Paris – và chuyện đời của Duras – như bà kể trong Người tình. Nhưng tự truyện và Duras chỉ là ảo ảnh, là nháy mắt mà tác giả Chinatown bày ra để kéo người đọc vào mê lộ của nghệ thuật viết... (...)

Người đàn bà nằm: từ “Thiếu nữ ngủ ngày”, đọc NGƯỜI ĐI VẮNG của Nguyễn Bình Phương  (tiểu luận / nhận định) 
Nguyễn Bình Phương đã biến tình dục thành mục tiêu nghiên cứu và phương tiện chính của thi pháp. Tình dục, trong Người đi vắng, tồn tại như một chất liệu, hơn nữa, một chủ đề văn học độc lập, mà không ẩn dụ hay hàm ý. Và đây là thành công lớn nhất của Nguyễn Bình Phương trong cuộc tìm kiếm quyết liệt này... (...)

NỖI BUỐN CHIẾN TRANH: Tự truyện bất thành  (tiểu luận / nhận định) 
... Đặc điểm của kiểm duyệt là phủ nhận sự tồn tại của chính nó. Qua cuộc phiêu lưu của tập bản thảo, Bảo Ninh ngầm kêu gọi người ta hãy đọc Nỗi buồn chiến tranh như tự truyện của anh... Nỗi buồn chiến tranh chứng tỏ văn học Việt Nam đương đại gắn với khung cảnh chính trị riêng. Đọc nó, là ý thức được những thoả hiệp, những cú đỡ, những trận đương đầu của nó, với kiểm duyệt... (...)

«Điều tôi chưa biết gọi tên…» — Đọc NỖI ĐAU của Marguerite Duras  (tiểu luận / nhận định) 
... Gần nửa thế kỷ mới được nói ra, nỗi đau của người đàn bà vì vậy tiềm ẩn, nhưng không kém mạnh mẽ, như đã chín cùng thời gian. Trong Nỗi đau, khi nam giới im lặng, phụ nữ là kẻ tiếp sức... (...)

Đọc Duras ở Việt Nam  (tiểu luận / nhận định) 
Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày người Pháp ra đi, văn học của họ được nhìn nhận như thế nào tại Việt Nam, đất nước sau đó sẽ hấp thụ thêm văn hoá Nga ở miền Bắc và văn hoá Mỹ ở miền Nam? Balzac, Hugo, Dumas liệu có chống cự nổi Dostoïevski, Tolstoï, Faulkner, Steinbeck?... [Bản dịch của Hoàng Xuân Tứ] (...)

[Phỏng vấn Đoàn Cầm Thi] CHUNG QUANH SỰ KIỆN CÁC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG XUẤT BẢN DƯỚI HÌNH THỨC PHOTOCOPY Ở SÀI GÒN  (phỏng vấn) 
Theo tôi đây là cách xuất bản có thể phù hợp với hiện trạng Việt Nam, nhờ những ưu điểm: gọn nhẹ, nhanh, không tốn nhiều kinh phí, chủ động, tránh được kiểm duyệt. Tuy nhiên, điều này vẫn không giải quyết được các vấn đề liên quan đến sinh mạng của một ấn phẩm văn học: phát hành và giới thiệu... (...)

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết!" (Trả lời Phan Nhiên Hạo)  (tiểu luận / nhận định) 
... [T]ôi vui vì khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” do Đảng Cộng Sản đề ra cuối cùng đã biến thành hiện thực qua cuộc liên minh kỳ vĩ, bất ngờ giữa Công An và Quận Cam. Tôi đồ rằng đây sẽ là đề tài hấp dẫn cho ngành Việt Nam học đương đại... (...)

Một nền thơ mới Việt Nam: Sự xuất hiện một dòng thơ mới tại Sài Gòn  (tiểu luận / nhận định) 
Sự xuất hiện tại Sài Gòn, 30 năm sau ngày thất thủ, một dòng thơ mới, đủ nói lên khả năng tái sinh mãnh liệt và tính tiên phong của thành phố này... (...)

Bạn muốn viết văn?  (tiểu luận / nhận định) 
Nếu viết tình yêu, tựa đề nhất định phải bắt đầu bằng “Chuyện tình kể” như hai nhà văn đương thời danh tiếng nhất Việt Nam. Đừng nên coi thường chữ “kể”, nó cho người ta dốc bầu tâm sự như dốc nước khỏi chai. (...)

Thu Trần Dần  (tiểu luận / nhận định) 
... THU trong thơ thường là cái cớ để nói về tình yêu, nôĩ buồn, kỷ niệm.... Nhưng THU Trần Dần là cuộc phiêu lưu của chữ. (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021