tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
dẫn nhập | nhận định | tác phẩm | thảo luận |
danh mục chuyên đề
 
nhận định về  HỘI THẢO VỀ 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975
 

22.01.2015
Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975  -  Phạm Phú Minh
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Nếu so sánh nền văn học của một quốc gia như là phần trí tuệ và tình cảm của một con người thì việc in sách, phát hành sách, việc mua bán sách lại có thể ví như chuyện ăn uống, tiêu hóa, dinh dưỡng cho cơ thể của con người đó. Ít ra cái này cũng là điều kiện sinh tồn cho cái kia... (...)

Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 1954 đến 1975  -  Trịnh Thanh Thủy
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Sự có mặt của các nhà văn nữ miền Nam Việt Nam từ thập niên 54 tới 75 tựa như sự hiện diện của những bông hoa rực rỡ, toả ra một mùi hương rất nữ tính, trong khu vườn văn học. Ý thức nữ quyền khi tiềm tàng, lúc sáng chói đã khiến người phụ nữ phải cầm viết... (...)

13.01.2015
Khảo sát khái niệm Di Sản, Gia Tài, và Bóng Ma của Mẹ trong văn học Miền Nam -  Ðặng Thơ Thơ
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Gìn giữ gia tài của quá khứ là làm phong phú tinh thần nhân bản của hiện tại và của tương lai.Đó là công việc của người làm văn học để lưu truyền những di sản tinh thần cho những thế hệ tiếp theo. Vả để nhắc nhở rằng hồn ma của Mẹ là gia tài đích thực của các con... (...)

10.01.2015
Tôi Là Ai: Nhận thức học trong truyện “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc  -  Ðinh Từ Bích Thúy
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Khi Bình-Nguyên Lộc phát biểu, “Sự sống mới là cái quý, chớ thân thể đâu phải là điều quan trọng,” ông nói đến sự sống của văn chương, sự tồn tại của chữ nghĩa sau khi thân thể người viết đã tiêu tán với bệnh tật và thời gian. Đây là lời hứa hẹn vĩnh cửu của con người sáng tạo... (...)

08.01.2015
Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954–1975): Phẩm Tính và Ý Nghĩa  -  Bùi Vĩnh Phúc
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Văn học miền Nam, trong hai mươi năm ấy, đã phản ánh được con người, cái nhân văn của con người, cái tâm tình của con người. Văn học miền Nam, trong hai mươi năm ấy, đã cho thấy rõ nét: Văn Học là Nhân Học. Nó đi vào cái cốt lõi, vào trái tim của Con Người. Con Người viết hoa nói chung, và con người Việt Nam nói riêng... (...)

04.01.2015
Thanh Tâm Tuyền, nhà thơ tiên phong  -  Ngự Thuyết
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Cho đến nay, nói như báo mạng Tiền Vệ khi ông vừa qua đời (22-3-2006), thơ Thanh Tâm Tuyền “vẫn còn là một nguồn cảm hứng lớn đối với nhiều nhà thơ có khát vọng đổi mới”. Trong thời kỳ cực thịnh của văn học Việt Nam, Thanh Tâm Tuyền vượt lên như một trong những đỉnh cao nhất. Có thể nói rằng Thanh Tâm Tuyền là một trong một số ít nhà thơ lớn nhất không phải chỉ riêng đối với Miền Nam mà cho cả nước... (...)

31.12.2014
Tính ‘văn học’ trong văn học miền Nam  -  Trần Doãn Nho
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Xin được kết luận: Văn học miền Nam là văn học Việt Nam. Vì nó không những phát triển theo chiều hướng riêng của nó, mà còn bảo lưu văn học cổ điển, văn học tiền chiến, những tác phẩm văn học khác trước 1954 cũng như các tác phẩm của Nhân Văn Giai Phẩm! Có quý vị ngờ rằng tôi nói quá. Một cách nói thậm xưng. Không. Chỉ xin vận dụng một chút tưởng tượng, một chút thôi: giả sử như bây giờ đột nhiên văn học miền Nam biến mất, tất cả đều bốc thành khói bay vào hư không, thì sự nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung sẽ gặp khó khăn như thế nào... (...)

28.12.2014
Văn học miền Nam 1954-1975: Đường về gian nan  -  Phùng Nguyễn
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Không biết quý vị nghĩ sao, riêng tôi thường nghĩ về Văn Học Miền Nam 54-75 như là một thực thể văn học bao gồm tất cả những gì bị nhà cầm quyền Cộng Sản chối bỏ, xua đuổi, thậm chí tìm mọi cách để hủy diệt. Nghĩ cho cùng, những điều bị chối bỏ này chính là những giá trị đáng ganh tị của Văn Học Miền Nam, không phải hay sao?... (...)

26.12.2014
Vị trí của SÁNG TẠO trong sự phát triển văn học miền Nam sau 1954  -  Trương Vũ
[HỘI THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975] ... Tháng 10 năm 1956, tạp chí Sáng Tạo ra đời, đóng góp vào sự phát triển của nền văn học miền Nam trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước. Trong suốt hơn 20 năm, từ 1954 đến 1975, có rất nhiều nỗ lực khác nhau, cá nhân hay tập thể, trong hay ngoài văn giới, đóng góp vào sự phát triển này. Thế nhưng, đóng góp của Sáng Tạo, như một tạp chí, một vận động văn học, và như một tập thể, vẫn có một tính cách đặc biệt, và giữ một vai trò quan trọng... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021