tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
dẫn nhập | nhận định | tác phẩm | thảo luận |
danh mục chuyên đề
 
nhận định về  VĂN NGHỆ HẬU HIỆN ĐẠI
 

04.01.2009
Chủ nghĩa hậu hiện đại — Những mảnh nghĩ rời -  Nguyễn Hưng Quốc
[50 mảnh nghĩ rời về chủ nghĩa hậu hiện đại] ... Lịch sử văn học, ở một khía cạnh nào đó, có thể nói là lịch sử các định nghĩa về văn học. Tổng số các định nghĩa ấy càng nhiều và càng đa dạng, diện tích của văn học càng rộng. Diện tích văn học càng rộng, sự phủ định nó càng gặp nhiều thử thách: Đó là những thử thách đáng mơ ước của chủ nghĩa hậu hiện đại... (...)

06.12.2008
Chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa tiền vệ -  Nguyễn Hưng Quốc
... Chủ nghĩa tiền vệ tự nó chết khi nó chiến thắng: khi những bước khai phá của tiền vệ trở thành lối mòn, nó không còn là tiền vệ nữa: nó trở thành lịch sử: nếu hay, nó trở thành cổ điển; nếu dở, nó trở thành giai thoại; nếu không hay không dở nhưng gây được nhiều ảnh hưởng, nó trở thành một dấu mốc, một điểm phân thuỷ (watershed) trong tiến trình phát triển của văn học nghệ thuật; nếu không hay không dở nhưng đủ gây chú ý trong dư luận, nó trở thành một hiện tượng... (...)

28.11.2008
Chủ nghĩa hậu hiện đại và những cái (cần) chết trong văn học Việt Nam [bản mới] -  Nguyễn Hưng Quốc
... Có nhiều cách tiếp cận chủ nghĩa hậu hiện đại. Trong bài này, tôi chọn cách tiếp cận từ một góc độ: những cái chết. Và cũng chỉ giới hạn ở vài cái chết chính trực tiếp liên quan đến văn học: cái chết của chân lý, cái chết của đại tự sự, cái chết của hiện thực, và cuối cùng, cái chết của các điển phạm và những thiết chế gắn liền với các điển phạm ấy. (...)

04.11.2008
Hậu hiện đại / Hậu thuộc địa / Toàn cầu hoá [và mỹ thuật thổ dân Canada] -  McMaster, Gerald
... Phe hậu hiện đại được ủng hộ bởi những người đã nhìn thấy thời kỳ hiện đại như một thời có mối quan hệ quyền lực bất công, trong đó các dân tộc thiểu số, chẳng hạn như thổ dân ở Bắc Mỹ, hầu như bị loại trừ hay bị gạt ra ngoài lề của xã hội hiện đại; thế nhưng, họ lại bị cưỡng bách phải đồng hoá và hội nhập vào văn hoá chính mạch. Trái lại, trào lưu hậu hiện đại đã lôi kéo sự chú tâm của mọi người vào những ý niệm như dân quyền và cơ hội bình đẳng, biểu hiện qua các phong trào nữ quyền và đa văn hoá... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

31.10.2008
Chủ nghĩa hậu hiện đại: Những sự phát triển gần đây trong mỹ thuật ở Pakistan và Bangladesh -  Ali, Atteqa
[G]iới nghệ sĩ thử sức với các ý tưởng về những gì được xem là nghệ thuật đương đại, và đặc biệt với cái vị thế của nghệ sĩ hậu thuộc địa trong cuộc tranh luận này. Những thế hệ mới của nghệ sĩ ở Bangladesh và Pakistan có những suy nghĩ mang tính phê phán đối với xã hội và di sản nghệ thuật của nó... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

30.10.2008
Chủ nghĩa hậu hiện đại: Những sự phát triển gần đây trong mỹ thuật ở Ấn-độ -  Ali, Atteqa
... Ấn-độ đứng trên tuyến đầu của lý thuyết phê bình hậu thuộc địa, với những lý thuyết gia như Arjun Appadurai, Homi K. Bhabha, và Gayatri Spivak nổi lên từ đất nước của mình. Cùng với sự nở hoa của nghệ thuật và lý thuyết ở quốc gia trong vùng Nam Á này, các nghệ sĩ và các nhà văn càng lúc càng có nhiều khán giả và độc giả quốc tế... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

28.10.2008
Tính lai ghép trong văn học Việt Nam -  Nguyễn Hưng Quốc
... Trong bài viết này, sau khi phân tích nội hàm khái niệm tính lai ghép, tôi muốn chứng minh hai điều: một, tính lai ghép là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hoá và văn học Việt Nam; và hai, tương lai của văn hoá và văn học Việt Nam cũng đều nằm ở tính lai ghép... (...)

25.10.2008
Tây Á: chủ nghĩa hậu hiện đại, cuộc sống lưu vong, và vai trò của các nữ nghệ sĩ -  Mikdadi, Salwa
... Ngược lại với hình ảnh lãng mạn hoá trước đây về môi trường sống và những biểu hiện văn hoá, các nghệ sĩ trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đã đương đầu với những sức mạnh lịch sử và chính trị nối kết các nền văn hoá trong khu vực, chẳng hạn tiến trình toàn cầu hoá và những hậu quả của nhiều thập niên nội chiến. Các đề tài của họ gây chú ý đến những bất công xã hội, những sự xâm phạm nhân quyền, những vấn đề về môi sinh và kinh tế, những mối quan tâm mang tính tân thuộc địa trong khu vực, và những chế độ áp bức... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

24.10.2008
Hậu hiện đại, hậu thuộc địa và xuyên văn hoá: Mỹ thuật Phi châu -  Lawal, Babatunde
... tinh thần đa văn hoá được xiển dương bởi chủ nghĩa hậu hiện đại đã mở ra những khung cửa mới cho mỹ thuật đương đại Phi châu, tạo điều kiện cho nó trình bày trước thế giới rằng cái sáng tạo mà trước kia vẫn khiến người ta liên tưởng đến quá khứ của nó, thì giờ đây đã được phục hoạt với một diện mạo tươi trẻ... [Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn] (...)

19.10.2008
Một quái trạng văn hoá -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Cái quái trạng này đã diễn ra và lặp đi lặp lại trong suốt nhiều năm qua ở Việt Nam. Nếu không có cách nào thay đổi, thì cho dù các học giả nghiêm túc có nỗ lực truyền bá kiến thức đúng đắn đến cách mấy cũng thành vô ích, vì tất cả những nỗ lực của họ sẽ bị bóp méo, phá hoại không ngừng bởi những kẻ háo danh, tự mãn và vô trách nhiệm... (...)

09.10.2008
Toàn cầu hoá và văn học Việt Nam -  Nguyễn Hưng Quốc
... giữa chủ nghĩa hậu hiện đại và toàn cầu hoá có quan hệ hỗ tương rất rõ: nhờ toàn cầu hoá, người dân (kể cả người cầm bút, dĩ nhiên) sống trong các nước nghèo và kém phát triển, chưa hoàn tất tiến trình hiện đại hoá, có thể trải nghiệm, từ đó, thử nghiệm chủ nghĩa hậu hiện đại; ngược lại, với tâm thế hậu hiện đại vốn chủ trương phi tâm hoá, nghi ngờ mọi đại tự sự và đề cao vị trí ngoại biên, người ta sẽ tự tin hơn khi đối diện với toàn cầu hoá và sẽ biết cách tận dụng những hương sắc phương xa do làn sóng toàn cầu hoá mang tới để làm giàu và làm đẹp cho chính mình. Khi làm giàu và đẹp cho mình, người ta cũng tự biết: qua đó, thế giới sẽ giàu và đẹp hơn... (...)

27.09.2008
Giải lãnh thổ hoá trong văn học Việt Nam -  Nguyễn Hưng Quốc
... phép mầu lớn nhất của đảng Cộng sản trong lãnh vực văn học nghệ thuật là: họ chạm bàn tay lãnh đạo của họ vào đâu, ở đó đều bị biến thành rác rưởi. Cũng có cái hay: đối diện với nguy cơ “rác hoá” ấy, những người cầm bút tài hoa và can đảm nhất không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi hẳn vào dòng văn học nhỏ/phụ, đi thật xa vào con đường giải lãnh thổ hoá để trở thành những kẻ lưu vong, có khi ngay trên đất nước của mình... (...)

18.07.2008
Hậu hiện đại là hậu hiện đại là... -  Inrasara
... Khi còn cả tin lí tính là phương tiện duy nhất chiếm lĩnh Sự Thật tuyệt đối, còn mê tín lí trí có thể giải quyết mọi chuyện trên đời, là ta chưa hậu hiện đại. Khi còn nuôi bao nhiêu là nỗi duy: duy tâm với duy vật, duy linh hay duy lí, duy cảm, duy danh, duy mĩ,… là ta còn xa lạ với hậu hiện đại... (...)

10.04.2007
Thái độ hậu hiện đại trong thơ Bùi Giáng -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Nhà thơ diễn tả cảm xúc của mình bằng thứ ngôn ngữ như đùa giỡn: vừa chân thành bày tỏ tình cảm của mình, lại vừa như muốn châm biếm chính cái sự bày tỏ ấy... (...)

30.01.2006
CHUYỆN NHẠC: 1. "Thế nào là âm nhạc hậu hiện đại?" -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Hôm trước, trong lúc trao đổi với nhau về âm nhạc, bạn hỏi tôi: "Vậy thì... thế nào là âm nhạc hậu hiện đại?" Không thể nào trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn, tôi chỉ thử nêu ra một số đặc tính, rồi sau này chúng ta sẽ thong thả bàn bạc sâu xa hơn... (...)

07.08.2005
CÁC LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN HỌC (11): Chủ nghĩa hậu hiện đại -  Nguyễn Hưng Quốc
... Có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đổ của những cái đơn nhất và toàn trị để nhường chỗ cho những phần mảnh và những yếu tố ngoại biên (margin), là sự khủng hoảng của tính nhất quán và là sự nở rộ của những sự dị biệt, là sự thoái vị của tính hệ thống và sự thăng hoa của tính đa tạp. Một cách vắn tắt, tự bản chất, chủ nghĩa hậu hiện đại là một thứ chủ nghĩa đa nguyên... (...)

12.06.2003
Văn chương về chiến tranh Việt Nam và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới -  Hoàng Ngọc-Tuấn
[...] trong gần hai thập niên trở lại đây, văn chương về chiến tranh Việt Nam đã chứng tỏ có những nỗ lực sáng tạo bút pháp mới mang tính cách thẩm mỹ hậu hiện đại. Những nỗ lực này được thực hiện qua vô số cách thế khác nhau không chỉ nhằm diễn tả sự phức tạp cao độ của thực trạng cuộc chiến và tâm cảm con người trong cuộc chiến, mà còn nhằm làm thay đổi những khuôn sáo thẩm mỹ của truyền thống "truyện chiến tranh" của thời hiện đại. (...)

02.04.2003
Thơ James Prichett / nhạc Frances White: Tây phương hậu hiện đại và Đông phương cổ điển -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Mỹ học thi ca của James Pritchett hoàn toàn phù hợp với mỹ học âm nhạc của Frances White: chúng ta có thể cảm nhận trong bài thơ một không khí tịch mặc phảng phất tính chất haiku lẫn với nỗi xao xuyến của ý thức con người thời đại về môi trường sống tự nhiên. (...)

17.02.2003
Thử thưởng thức một tác phẩm văn chương hậu hiện đại -  Hoàng Ngọc-Tuấn
Trong suốt mấy thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, mặc dù nền nghệ thuật hậu hiện đại mỗi lúc càng trở nên lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng, và tầm ảnh hưởng mỹ học tích cực của nó vào đời sống văn hoá đương đại là điều khó chối cãi, chúng ta dường như vẫn cứ luôn luôn nghe văng vẳng đó đây những lời ta thán về nó và kết án nó. (...)

Tiến tới một nền văn chương Việt Nam toàn cầu hoá -  Hoàng Ngọc-Tuấn
... Tất nhiên, văn chương Việt Nam, cũng như mọi nền văn chương trên thế giới, sẽ tiếp tục thay đổi. Toàn cầu hoá sẽ là xu hướng chính của mọi nền văn chương trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, tôi không đoán nổi đến khi nào văn chương Việt Nam mới thực hiện được sự thay đổi lớn lao để bước vào tiến trình toàn cầu hoá... (...)


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021