tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
dẫn nhập | nhận định | tác phẩm | thảo luận |
danh mục chuyên đề
Một bó hoa của những sự vật | Trong một giấc mộng đơn điệu | Một cuộc hẹn hò với Robbe-Grillet  [chuyên đề  VĂN NGHỆ HẬU HIỆN ĐẠI]
Hoàng Ngọc-Tuấn dịch
 
Elaine Equi (1953~) sinh ra và lớn lên ở ngoại ô Chicago, tốt nghiệp Cử Nhân và Thạc sĩ văn chương sáng tạo tại Columbia College, Chicago.
     Là một nhà thơ "thiểu tố" (minimalist) và châm biếm (ironist), Equi viết những tác phẩm phản ảnh "hình tượng ngầm" và mang ảnh hưởng của chủ nghĩa siêu thực trong lối đối sánh bất ngờ giữa những sự vật, chẳng hạn "những mặt dây chuyền hoa mỹ / và những kiềng tay bằng bồ hóng". Thơ của bà cũng sử dụng những cách xếp đặt xâu chuỗi, hay những bản liệt kê, thường thấy trong thơ siêu thực. Tác phẩm của Equi khai thác một cách khoái hoạt những hình thức phức tạp, như trong bài "Một cuộc hẹn hò với Robbe-Grillet", và những ý niệm siêu hình học, như bài "Trong một giấc mộng đơn điệu" đã khai triển ý niệm rằng ngôn ngữ chỉ gồm có một chữ duy nhất.
     Trong một bài phê bình tác phẩm của Equi, Tom Clark có nói đến tính cách "post-punk", đến "những bộ vũ khí kiểu Dorothy Parker: những mũi thép gai cong hình lông mày, những lưỡi câu táo tợn, hấp dẫn của ẩn dụ mang tính văn hoá phổ thông có ý thức, và những nghĩa đôi được đính kết phơn phớt vào câu thơ."[*]
     Lối châm biếm nhẹ nhàng của Equi biểu lộ qua những nhan đề của các thi tập The Corners of the Mouth (Những góc miệng, 1986), và Surface Tension (Sự căng thẳng của bề mặt, 1989); những tập thơ khác gồm có Federal Woman (1978), Rose of Lima (1978), Shrewcrazy (1981), Accessories (1988), Decoy (1994), Voice-Over (1999, đoạt giải San Francisco State Poetry Award), và The Cloud of Knowable Things (2003).
     Thơ của Equi đã được đưa vào nhiều tuyển tập, quan trọng nhất là những cuốn The Best American Poetry (vào các năm 1989, 1995 và 2002), và Postmodern American Poetry: A Norton Anthology (1994).
     Hiện nay Equi sống và dạy sáng tác thơ tại New York City, và chủ trì các chương trình đọc thơ ở Ear Inn.
 
---------------
[*] Tom Clark, The Poetry Beat: Reviewing the Eighties (Ann Arbor: University of Michigan Press, 1990) 194.
 
 
 
ELAINE EQUI
(1953~)
 
 

Một bó hoa của những sự vật

 
Thật đáng yêu
để được giống như một con ngựa đua với ngàn hoa vây quanh
 
nhưng cũng thật đáng yêu
khi được vây quanh bởi không khí và những mặt dây chuyền hoa mỹ
 
và những kiềng tay bằng bồ hóng.
Đây là một công xưởng trông tươi mát nhờ những cửa kính vỡ
 
và thi thần của tôi
đang bước về nhà với một thùng đầy sữa
 
Chàng mang tôi
xuống đến tận mặt đất nơi mọi thi ca khởi đầu
 
với đôi bàn tay tuyệt đẹp
đến nỗi tôi mãi mãi không làm gì cả mà chỉ suy tưởng
 
về những sự vật
và nhờ chàng cầm lấy chúng.
 
1988
 
 

Trong một giấc mộng đơn điệu

 
Ngôn ngữ ấy
đã sáng tạo phong cảnh ấy.
 
và chỉ có
một chữ
 
mang nghĩa khác nhau
vào những lúc khác nhau
 
tuỳ theo
giọng nói
 
ngườimẹcáichết
raucảirăngnanh
 
người trưởng tiếp viên mang điềm gở
tiếng vù vù ghê rợn
 
trò đùa tệ hại
người chú thô lỗ
 
bài ca bị nghẽn
cửa sổ mở hé
 
giáo sĩ giảng kinh và
cô dâu chưa bao giờ là trinh nữ
 
1989
 

Một cuộc hẹn hò với Robbe-Grillet

 
Điều tôi nhớ đã không xảy ra.
Những con chim ríu rít.
Những ngọn đuốc bó vào nhau.
Quán cà phê trống rỗng, không có chỗ để ngồi.
 
Những con chim ríu rít.
Trong chuyến xe qua miền quê
quán cà phê trống rỗng, không có chỗ để ngồi.
Tóc bạn như tóc búp bê.
 
Trong chuyến xe qua miền quê
trời đang mùa đông.
Tóc bạn như tóc búp bê
và khi gặp nhau chúng mình như trẻ nhỏ.
 
Trời đang mùa đông
khi mưa đổ
và khi gặp nhau chúng mình như trẻ nhỏ.
Bạn, chẳng hạn, đã làm một cô bé đáng yêu.
 
Khi mưa đổ
bầu trời chuyển sang màu rượu Pernod.
Bạn, chẳng hạn, đã làm một cô bé đáng yêu.
Những con chim sải bước kiêu hãnh.
 
Bầu trời chuyển sang màu rượu Pernod.
Trong cánh rừng
những con chim sải bước kiêu hãnh
và chúng mình đến một cánh rừng thứ hai
 
nằm bên trong cánh rừng
giống hệt như cánh rừng thứ nhất.
Và chúng mình đến một cánh rừng thứ hai
nơi tôi có một mình
 
giống hệt như cánh rừng thứ nhất
chỉ nhỏ hơn và không có âm nhạc
nơi tôi có một mình
nơi chỉ một mình tôi có thể kể lại câu chuyện.
 
1989
 
------------------------------------
Nguyên tác: "A Bouquet of Objects", "In a Monotonous Dream", "A Date with Robbe-Grillet", trong Postmodern American Poetry: A Norton Anthology, ed. Paul Hoover (New York: W.W. Norton & Company, 1994), 599-602.
 
Những tác phẩm đã đăng trong loạt THƠ HẬU HIỆN ĐẠI:
da Thịt XƯƠNG (bài xướng tụng)   của  Wilding, Faith
"skin Meat BONES (chant)", bài thơ để xướng tụng bằng ba giọng ở ba âm vực khác nhau như một bài hát ba bè, của Anne Waldman (1945~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ, một tên tuổi hàng đầu của thơ trình diễn và thơ đọc — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Chờ   của  Wilding, Faith
"Waiting", một bài thơ nổi tiếng của Faith Wilding (1943~) — nghệ sĩ đa diện và nhà vận động nữ quyền Hoa Kỳ. Đây là một tác phẩm thuộc thể loại "thơ trình diễn" (performance poetry), một thể loại phát triển rất mạnh trong nghệ thuật hậu hiện đại. Bài thơ này gói trọn cuộc sống của người phụ nữ dưới ách phụ quyền vào một chữ "chờ". Thân phận của họ là "chờ", mãi mãi "chờ", từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt. (Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)
"Rant", bài thơ như một tuyên ngôn, với câu thơ nổi tiếng: "Cuộc chiến hệ trọng duy nhất là cuộc chiến chống lại óc tưởng tượng / mọi cuộc chiến khác đều nằm trong đó". Diane di Prima (1934~) — nhà thơ hậu hiện đại và nhà tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ — đã diễn đọc bài thơ này rất nhiều lần, tại rất nhiều nơi, và luôn luôn chinh phục khán thính giả. Tiền Vệ xin gửi đến độc giả bản dịch Việt ngữ của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Bài thơ của Hiromi Ito (1955~) — một đại biểu của dòng thơ nữ quyền hậu hiện đại Nhật Bản. Bài thơ này đánh ngã quan niệm thẩm mỹ cũ kỹ vốn cho rằng thơ của nữ giới là phải đoan trang, kín đáo, mỹ miều. Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"The Practice of Magical Evocation", "Prophetissa", và "Studies in Light", ba bài thơ rất lạ, với những ẩn dụ và biểu tượng huyền bí xen lẫn vào ngôn ngữ thường nhật đương đại, của Diane di Prima (1934~) — nhà thơ hậu hiện đại và nhà tranh đấu nữ quyền Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Slow song for Mark Rothko", một bài thơ ứng dụng cấu trúc âm nhạc thiểu tố, của John Taggart (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
Sói  của  Fujii Sadakazu
Một bài thơ sử dụng huyền thoại dân gian về người đàn bà sói "tuyệt chủng" như một ẩn dụ để diễn tả lối tiếp cận thi ca mới, của Fujii Sadakazu (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Nhật Bản — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"FIVE NOTEBOOKS FOR EXIT ART", một bài thơ có hình thức mới lạ, trông như một bài nghiên cứu từ nguyên, của Cecilia Vicuña (1948~) — nhà thơ hậu hiện đại Chile — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Lost and Found" và "Breasts", hai bài thơ với những liên tưởng rất lạ, của Maxine Chernoff (1952~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Cenotaph", một bài thơ ứng dụng kỹ thuật điện ảnh, qua đó, những đoạn thơ như những khúc phim ngắn xen vào nhau, nối tiếp nhau, của John Yau (1950~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Index", một bài thơ rất khác thường, dưới dạng một bảng tra cứu ở cuối sách, của Paul Violi (1944~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Conjugal", "Ape", "A Performance at Hog Theater", "The Toy-Maker" và "The Optical Prodigal", năm bài thơ văn xuôi với những hình tượng và liên tưởng rất khác thương, của Russel Edson (1935~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Falling in Love in Spain or Mexico", "Wonderful Things", "Nothing in That Drawer" và "Who and Each", bốn bài thơ với bốn thi pháp hoàn toàn khác nhau, của Ron Padgett (1942~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.
"Rape", một bài thơ chua cay, quyết liệt, của Jayne Cortez (1939~) — nhà thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ — được giới thiệu đến bạn đọc Tiền Vệ qua bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn.

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021