|
Một số điều đáng thắc mắc về ấn bản “Thơ Đến Từ Đâu” trên trang Phê Bình Văn Học
[đối thoại]
|
![]() |
Bài “Ghi chú của trang Phê Bình Văn Học” của ông Nguyễn Đức Tùng làm nẩy sinh một số điều đáng thắc mắc: 1) Cuốn “Thơ Đến Từ Đâu” bản in của Nxb. Lao Động 2009 đã được đăng lại trên trang Phê Bình Văn Học từ tháng 5 năm 2012, nhưng sau khi có bài phê phán của ông Ngô Huy Liễn (ngày 14/01/2013) thì trang Phê Bình Văn Học mới vội vã đưa ra Thông báo- Tin vắn Giới thiệu toàn văn “Thơ đến từ đâu” (Nxb. Lao động, 2009)?
![]() Bản chụp bài “Thay lời giới thiệu: Thơ đến từ đâu – Một cách tự hóa giải” của Nguyễn Thụy Kha. Đây là bài đầu tiên của cuốn “Thơ Đến Từ Đâu”, được đưa lên trang Phê Bình Văn Học ngày 04/05/2012 lúc 5:11 pm.
2) Cuốn “Thơ Đến Từ Đâu” đã được đăng lại trên trang Phê Bình Văn Học từ tháng 5 năm 2012, tức là cách đây đã 8 tháng, nhưng bản Thông báo- Tin vắn lại tuyên bố là: “Gần đây trang http://phebinhvanhoc.com.vn/ chủ động đề nghị với nhà thơ Nguyễn Đức Tùng cho đăng tải lại cuốn Thơ đến từ đâu.” Xét về thời gian thì 8 tháng trước không thể nói là “gần đây” được. 3) Bản Thông báo- Tin vắn viết: “Giới thiệu TDTD trên mạng internet lần này (phần 1: Văn bản; phần 2; Dư luận) chúng tôi đã tránh trùng lặp những văn bản đang lưu hành, cung cấp thêm một nguồn tham khảo, đối chiếu khác cho những độc giả nào chưa có trong tay bản in Nxb. Lao động”. “Tránh trùng lặp những văn bản đang lưu hành” có nghĩa là gì? Nếu đăng lại bản in của Nxb. Lao động 2009 thì đó chính là sự lặp lại bản in ấy, chứ sao lại có thể “tránh trùng lặp”? Hiện nay cuốn “Thơ Đến Từ Đâu” có bao nhiêu văn bản đang lưu hành ngoài văn bản gốc trên Talawas (đã được làm thành ebook bởi Kệ Sách của Da Màu) và văn bản đã bị kiểm duyệt của Nxb. Lao Động (mà trang Phê Bình Văn Học đăng lại)? 4) Nếu tác giả Nguyễn Đức Tùng có gửi bản gốc như đã giới thiệu trên Talawas, thì “những lý do khách quan” là gì khiến BBT trang Phê Bình Văn Học phải đăng bản đã bị cắt xén, sửa đổi? BBT còn nói thêm: “đặc biệt là vì ý tưởng, dự định ban đầu của chúng tôi có khác”, thì đó là ý tưởng gì và dự định gì khiến BBT không chấp nhận bản gốc hoàn chỉnh của “Thơ Đến Từ Đâu”? Có phải trang Phê Bình Văn Học chủ trương phổ biến bản đã bị cắt xén, sửa đổi, thay vì phổ biến bản gốc hoàn chỉnh? Như vậy thì sự phổ biến ấy có mục đích gì khi cố ý cung cấp một “nguồn tham khảo” sai lệch so với văn bản gốc?
------------------- Bài liên quan: 19.01.2013
[CHUYỆN THƠ] ... Trang Phê Bình Văn Học (phebinhvanhoc.com.vn) vừa giới thiệu cho tôi mục Thông báo- Tin vắn, trong đó có ghi chú sau đây. Vậy xin gởi đăng lại trên Đối Thoại để rộng đường dư luận... (...)
18.01.2013
[CHUYỆN THƠ] ... Nếu mà dừng ở đó thôi thì ông Trần Nhuận Minh cũng “chân thành phản tỉnh” lăm lắm, nỏ mất công Lâm tui truy cứu lí lịch. Nhưng ông chơi trò khôn lỏi, chơi tiếp màn hài kịch như vầy... (...)
15.01.2013
[CHUYỆN THƠ] ... Vừa qua tác phẩm “Đối thoại văn chương” được đăng trên DA MÀU, nhiều ý kiến khác nhau, tôi may mắn đã được đọc “Đối thoại văn chương” và cả “Thơ đến từ đâu”, xin nêu một vài ý nhỏ... (...)
14.01.2013
[CHUYỆN THƠ] ... Trần Nhuận Minh là nhà thơ “quan trọng” như thế nào và có tầm nhận thức văn chương cao đến cỡ nào mà ông Nguyễn Đức Tùng đã phải dày công bỏ ra cả năm trời để phỏng vấn và viết thành cuốn sách Đối Thoại Văn Chương?... (...)
09.01.2013
[CHUYỆN THƠ] ... Hôm qua, đọc cái bài “Đối thoại văn chương - Nguyễn Đức Tùng và Trần Nhuận Minh” đăng trên Damau.org, 7-1-2013, mà 3 lần phát hoảng. Hoảng vì mới đầu tuần, Lâm tui đụng phải cùng lúc 3 cái vĩ đại... (...)
|