tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Phải chăng “hồn quê Việt Nam” là thứ văn hóa “thời nào, thức ấy”?  [đối thoại]

 

Trước hết, xin thưa là tôi muốn đăng những lời đối thoại này lên blog Talawas để góp ý về bài Xem biểu diễn nhạc Phạm Duy của Nguyễn Huệ Chi, nhưng phần góp ý ở đó chỉ cho đánh máy tối đa là 1000 characters (kể cả khoảng trống giữa các từ), vì thế tôi không có đủ chỗ để viết, đành phải cắt bớt cho ít chữ, vừa cái khuôn nhỏ đó. Đây là bài viết đầy đủ hơn và tôi xin gửi đăng vào mục Đối Thoại của Tiền Vệ.

 

Nhân ông Nguyễn Huệ Chi đính chính lại về việc Phạm Duy đổi lời ca, tôi thử tìm tòi thì thấy quả là cái lời “Chiều qua gánh nước cho Vệ quốc quân” là lời nguyên thủy mà Phạm Duy đã viết ở Bình-Trị-Thiên năm 1948. Sau này, vào Nam, ông đã đổi lời lại để khỏi... mất lòng Tây. Bài “Bao giờ anh lấy được đồn Tây” bị đổi lại thành “Quê nghèo”. Ngoài những câu đã nói, thì ở đoạn cuối bài hát có câu “Bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh? / để cho cô con gái không buồn vì chiến tranh” đã bị Phạm Duy đổi thành “Bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi / Ðể cho cô con gái không buồn vì gió Ðông” v.v.

Để thích ứng với chế độ chính trị, Phạm Duy đã đổi lời nhiều bài khác nữa. Trong cuốn Phạm Duy đã chết như thế nào, Nguyễn Trọng Văn đã nhận xét:

Phạm Duy hầu như đã sửa toàn bộ các lời ca có dính dáng đến kháng chiến. Bài hát vì thế mất hết ý nghĩa lịch sử và chiến đấu tính, chỉ còn là những bản nhạc lại cái, đồng cô bóng cậu... Xét đến số lượng các bản nhạc Phạm Duy làm trong thời kỳ kháng chiến, xét đủ loại từ nhạc hùng, nhạc tình, quân ca kháng chiến đến dân ca kháng chiến trên dưới gần 50 bài, tôi nhận ra những bài nào có danh từ dính dáng trực tiếp đến Việt Minh như cụ Hồ, đồn Tây, Vệ Quốc Quân thì ông đã đổi lời.

Ở nước ngoài, trong những năm 80, lúc cao trào chống Cộng đang rầm rộ, Phạm Duy cũng viết hàng loạt ca khúc chống Cộng, rồi đi khắp nơi để trình diễn, vừa khoe khoang cái vị trí “chống Cộng số một” của ông, vừa... thu tiền.

Và tất nhiên bây giờ, khi về “hát giữa lòng thủ đô”, thì ông đã xóa sạch mọi vết tích của tập Ngục ca mà ông phổ thơ Nguyễn Chí Thiện, xoá sạch những bài hát như “Bài ca tử sĩ cho người quê tôi” (tưởng niệm Trần Văn Bá), “Cung khúc Võ Đại Tôn”, v.v.

Thời nào, thức ấy. Quả là tài ba! Nhưng cái kiểu “tài ba” ấy có phải là “hồn quê Việt Nam” như ông Nguyễn Huệ Chi nói hay không?

 

 

--------------

Bài liên hệ:

30.03.2009
[VĂN HOÁ] ... Nếu cái thứ văn hóa khom lưng uốn lưỡi cong lưng nói nịnh nhà cầm quyền ấy lại đúng là “hồn quê Việt Nam”, là “cội rễ con người Việt Nam nhiều đời”, thì không biết đến thế kỉ nào con người và đất nước Việt Nam mới ngóc đầu lên nổi... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021