tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Quyền thông tin bị đe doạ  [đối thoại]

 

Mồng Một Tết Tây, ngồi nhà, không biết làm gì, tôi bèn bỏ ra mấy tiếng đồng hồ để lướt mạng bằng tiếng nước ngoài cũng như bằng tiếng Việt. Kết quả chỉ là một cảm giác thật nặng nề. Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy năm 2009 này không hề tốt đẹp chút nào cả. Về kinh tế, hầu như mọi nhà bình luận đều cho cuộc khủng hoảng bắt đầu từ 2008 sẽ trầm trọng thêm vào năm 2009 với vô số người sẽ mất việc ở khắp nơi trên thế giới. Về chính trị, nhìn đâu cũng thấy bất ổn: chiến tranh ở Iraq và Afghanistan vẫn chưa kết thúc, riêng cuộc chiến ở Afghanistan thì có vẻ càng ngày càng khốc liệt; chiến tranh gìữa Israel và Palestine đang lúc gay cấn nhất; xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan không biết lúc nào thì bùng nổ; quan hệ giữa Mỹ và Nga không có dấu hiệu gì là sẽ tốt đẹp hơn, v.v…

Thế giới như thế, còn Việt Nam thì sao? Thôi, không bàn đến chuyện chính trị hay kinh tế, chỉ xin lưu ý đến lãnh vực thông tin: Những ngày cuối năm 2008 là những ngày đen tối của ngành truyền thông Việt Nam. Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở cả nước cũng như ở thành phố Hồ Chí Minh quyết định tăng cường sự kiểm soát đối với tờ Thanh Niên và tờ Tuổi Trẻ, hai tờ báo bán chạy nhất Việt Nam lâu nay. Tổng biên tập của hai tờ báo ấy, Nguyễn Công Khế và Lê Hoàng, nhận được quyết định “không bổ nhiệm lại”, một uyển ngữ của chữ “cách chức”. Hiện nay, cả hai tờ báo đều chưa có Tổng biên tập mới. Tạm thời điều hành là hai phó Tổng biên tập. Trong đó, quyền Tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ là Bảy Sơn (tên thật là Vũ Văn Bình).

Huy Đức, một ký giả nổi tiếng ở Việt Nam, nhận xét về Bảy Sơn như sau:

“Ông Bảy Sơn được ông Lê Văn Nuôi đưa từ Thành Đoàn về báo Tuổi Trẻ đã hơn 10 năm, nhưng sẽ là quá sức nếu bây giờ bắt ông phải quyết định bài nào đăng, bài nào gác. Hình ảnh ấn tượng nhất mà tôi nhớ về Bảy Sơn khi ông mới làm Chánh Văn phòng là một người đàn ông ngồi trước một cái laptop hiện đại nhất Tuổi Trẻ, cắm cúi chơi game, nhưng vẫn giữ mặt nghiêm trọng như là đang làm việc. Có lẽ Bảy Sơn sẽ cảm thấy yên ổn hơn nhiều nếu cứ để cho ông tiếp tục đi ký hợp đồng mua giấy.”[*]

Nhưng quan trọng nhất, theo tôi, là quyết định của chính phủ Việt Nam trong việc thò tay vào kiểm soát các blogs tại Việt Nam. Theo các nguồn tin chính thức, hiện nay tại Việt Nam có khoảng một triệu rưỡi người có trang nhật ký điện tử riêng (bloggers), chủ yếu là trên Yahoo và Google. Hầu hết các trang nhật ký điện tử ấy đều có tính chất cá nhân; chỉ có một số ít bày tỏ ý kiến về chuyện xã hội và chính trị. Chính cái số ít ấy khiến chính phủ Việt Nam khó chịu và tìm cách bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận trên môi trường điện tử.

Với Nghị định số 97 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet, chính phủ Việt Nam đe doạ sẽ xử phạt nghiêm khắc tất cả những người vi phạm “luật lệ”. Ông Đỗ Quý Doãn, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông còn doạ là sẽ “làm việc” Yahoo và Google để ngăn chận những blogs “vi phạm luật lệ” Việt Nam.

Đọc những tin trên, tôi tin là không có người nào có chút lương tri mà không thấy ngậm ngùi. Trong khi thế giới càng ngày càng tự do, riêng Việt Nam, quyền tự do — vốn đã ít ỏi — càng ngày lại càng bị bóp nghẹt.

 

_________________________

Chú thích:

[*]Blog của Osin, bài “Tiễn Đưa Tổng Biên Tập”.

 

 

-------------------

Các bài liên hệ:

29.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không Việt Nam, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: Tôi không thể tưởng tượng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”... (...)
 
28.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những ngày cuối năm 2008 đang từ từ trôi qua mái nhà, những người dân nghèo vẫn đang héo ruột vì chuyện cơm áo gạo tiền mùa giáp tết, và câu chuyện vẫn phải bỏ dở như một công trình đang được thi công nằm chình ình giữa phố trước bao con mắt cam chịu và hoài nghi... (...)
 
27.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Mời bạn đọc xem một bản tin của VIETNAMNET ngày 26/12/2008 để biết cách hành xử của chính quyền vì dân và do dân... (...)
 
22.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Cứ sau mỗi trận bão, người dân quê rơi vào khó khăn, nhà cửa, tài sản hư hại, người chết..., thì chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh tưng bừng như mở hội, cờ đỏ sao vàng bay phất phới... Vì sao?... (...)
 
09.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi mới đọc bài báo “Cam kết với dân (ODA)” dưới đây của nhà báo Huy Đức, một nhà báo nhạy bén và rất can đảm ở Việt Nam hiện nay. Huy Đức viết về một số sự kiện chung quanh việc nhà tài trợ ODA của Nhật đình chỉ việc cho Việt Nam vay nhẹ lãi trong các công trình phát triển và xây dựng đất nước... (...)
 
05.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lịch sử dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đến nay có thể tóm tắt vào một chữ: Nhục. [...] Nhục quá đi chứ? Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ mới không thấy nhục... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] (phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh) ... Nếu Thượng Ðế ban cho tôi ba điều ước, tôi chỉ ước một điều: làm ơn bứng Ðảng Cộng sản khỏi Việt Nam và hốt giùm 3 triệu đảng viên bỏ lên sao Hoả!... (...)
 
03.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một dân tộc vốn tự hào là ra ngõ gặp anh hùng, thế nhưng 80 triệu người Việt Nam đã câm lặng chịu nhục hoặc thờ ơ vô cảm. Chính quyền hiện hữu đã thành công trong việc triệt tiêu sức đề kháng của dân tộc... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Giai cấp hiện nay chúng ta cần thể hiện tình thương yêu là giai cấp nào? Tại sao giai cấp ấy lại cần thương yêu mà không phải là toàn thể nhân dân?... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021