tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Những so sánh của Ngô Hương Giang  [đối thoại]

 

“Hữu thể” (Dasein, Being) của Heidegger thì có gì liên quan với “nước ta” của Phạm Quỳnh hay “dân tộc” của Hương Giang nhỉ? Tôi không thể hiểu nổi.

Hồ Chí Minh thì có gì liên quan tới Thích Ca, Jesus cơ chứ? Hay cứ là “danh nhân” thì có thể thoải mái ghép họ vào một chỗ được?

Hương Giang “hàng ngày cầm trên tay” bộ Thiền Luận của Suzuki mà hình như chưa hiểu chút gì về khái niệm “giác ngộ” (luận điểm chính và xuyên suốt trong bộ sách). Nếu hiểu điều đó thì chắc Giang đã không có sự gán ghép ngớ ngẩn nói trên. Đó cũng là điều khiến Phật, Chúa không thể bị giải thiêng bởi những kẻ phàm tục (chưa đạt giác ngộ).

Hương Giang cũng không phân biệt được sự khác nhau giữa hai thể loại “ngữ lục” và “luận” nên mới đem so sánh hai cuốn sách của vua Trần và của Suzuki. Khoá Hư Ngữ Lục chỉ có thể được “đặt cạnh” những cuốn ngữ lục của các thiền sư khác như Lục Tổ Huệ Năng (Kinh Pháp Bảo Đàn), Mã Tổ, Bách Trượng, Hoàng Bá, Lâm Tế, v.v... Những thiền sư nêu trên đều sống vào thời Đường, trước Trần Thái Tông rất lâu. Còn Suzuki thì được cả thế giới kính trọng do công lao truyền bá Thiền (Zen) sang phương Tây. Trước và sau ông chưa có vị nào thành công ở Mỹ và châu Âu hơn thế. Hương Giang nên đọc Tuyển tập tưởng niệm D.T.Suzuki để hiểu những đánh giá của phương Tây về ông hơn.

Những bài viết của Hương Giang khiến tôi thật ngán ngẩm và không thể không liên tưởng tới trường hợp Hoàng Lan trước đây.

 

 

--------------

Bài liên hệ:

03.08.2010
[GIÁO DỤC] ... Xin thưa, có cái tượng đài đó hay không? Nên hạ hay tiếp tục giữ vững? Tôi xin gửi nơi bạn đọc tự phán xét. Về phần tôi, tôi im lặng (ít nhất là giây phút này). Còn quá nhiều những hiểu lầm nữa, tôi không những không có thời giờ, mà còn không muốn bàn tiếp về những điều bắt bẻ phi lý như trên của TT Đông Ba... (...)
 
02.08.2010
[GIÁO DỤC] ... Cái loại “học thuật” của Ngô Hương Giang như thế mà đòi hạ “cái tượng đài về người thầy” ư? Nhưng làm gì có “cái tượng đài về người thầy” trên đất nước này để mà hạ xuống? Trên đất nước này, các tượng đài chỉ dành cho những kẻ giết thầy, chôn sống thầy mà thôi... (...)
 
31.07.2010
[GIÁO DỤC] ... Chúng ta mở ra liên tiếp các cuộc hội thảo về đổi mới giáo dục. Thế nhưng, cái điều bình dị và giản đơn là “học trò”, chúng ta lại không để ý tới. Đó là sự né tránh đối với hạn chế của chúng ta, hay đó là hành vi xem nhẹ những cá thể học diễn giải. Học thuật Việt Nam cần phải xem “học trò” như là trung tâm của mọi nhận thức. Đã đến lúc “cái tượng đài về người thầy” vốn từng được xem là trung tâm của mọi sự vững bền, cần phải được hạ xuống... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021