tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Xin lỗi đi. Nhá!  [đối thoại]

 

1

“Chân lý đẹp nhất khi trần truồng và sự diễn tả nó càng giản dị bao nhiêu, ấn tượng nó tạo ra sẽ càng sâu sắc bấy nhiêu. Vì nhờ cách [diễn tả] đó mà nó [chân lí] đi được trọn vẹn vào tâm trí người đọc mà không bị gây nhiễu bởi các ý tưởng tản [lãng] mạn.”

 

2

“Anh Bường bảo: ‘Đủ rồi đấy, các nhà tình cảm chủ nghĩa. Cứ thế này thì văn học nước ta chẩy nước ra mất’.”
 
“Mấy thằng bán quán khốn nạn mất dậy chuyên chửi khách, băm chặt khách thì đặt tên quán là Bình Dân với Thanh Lịch! Còn mấy thằng bán thuốc nạo thai đàn bà con gái thì lấy tên Hồi Xuân với Cứu Thế! Văn học nước mình rôm rả thật!”

 

3

“Tôi đã đọc đến lần thứ hai, đây là một nố vồ rất nhiều cảm xúc, tôi thực sự bị ấn tượng. Quá xuất sắc, quá rồ mén tịch..., thật không ngờ. Toàn bộ những số phận đều là những bi kịch vĩ đại. Những tình tiết éo le đẫm nước mắt nhưng không hề bi lụy mà bừng sáng lạc quan cách mạng. Từ đầu tới cuối văn phong thấm đẫm chất thơ... À, cái thằng phong cảnh... chà... phong cảnh trong toàn bộ nố vồ hiện lên với vẻ bi tráng, lâm ly đến thống thiết, ứ tràn cảm xúc..., phong cảnh, thời tiết trong nố vồ này phải được hiểu như một nhân vật, một số phận đầy oan nghiệt. Đoạn nói về lũ lụt miền Trung đấy thôi... chà.
 
Tôi đặc biệt tâm đắc với chương bốn và chương sáu. Nếu toàn bộ những chương kia mang dáng vẻ siêu hình, thì hai chương này là đỉnh cao của nghệ thuật hiện hình. Nó có kết cấu đa tầng, đa thanh..., giống..., giống với kết cấu chương hai giao hưởng “Chiến thắng sông Lô” của Betnhettoven.
 
Tóm lại, có thể nói, đây là một siêu văn bản siêu việt nói lên cái siêu ngã qua đó khẳng định cái siêu tôi. Tuyệt! Tuyệt vời.”

 

_______

 

Trên đây là ba đoạn trích dẫn.

- Đoạn 1 là trích từ tiểu luận Bàn về nghệ thuật và phong cách [viết] của nhà tư tưởng (mà tôi rất kính trọng và thích thú khi đọc ông): Arthur Schopenhauer.

Cũng trong tiểu luận này, ông còn nói rằng lời văn bóng bẩy, dài dòng, rậm rạp (đầy cảm xúc) để thể hiện rất ít ý tưởng hay/hoặc những vấn đề vụn vặt vẩn vơ là một biểu hiện không thể nhầm lẫn của một trí tuệ trung bình. Tất cả những khối óc xuất chúng đều tìm được cách diễn đạt những vấn đề phức tạp một cách đơn giản và ngắn gọn nhất.

- Đoạn thứ 2 là từ truyện ngắn “Những người thợ xẻ” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Cả hai mẩu trích đoạn đều nằm trong văn cảnh không có chuyện gì liên quan tới văn chương, nhưng chúng đều buông thõng những kết luận rất “giật” về văn chương Việt. Đó cũng là một điểm tôi thích ở lối viết Nguyễn Huy Thiệp.

Trong mẩu thứ nhì, ông Thiệp không chỉ nói về cái ướt át, ướt đến chẩy nước của văn chương nước nhà, mà ông còn cho độc giả thấy thấp thoáng một nền văn chương đầy dối trá nữa.

- Đoạn thứ 3 là lời nhận xét của một nhà phê bình (là anh ruột của tác giả cuốn tiểu thuyết) về tiểu thuyết của một tay viết mới vào nghề (người em). Lời nhà phê bình ấy được trích từ một truyện ngắn của... tôi. [ặc ặc híc hix] Xin mọi người chớ vội cho rằng tôi chơi trèo, bố láo, dám cả gan mang mình ra xếp với các bậc trưởng thượng. Sự thật là tôi có hơi láo, nhưng chưa dám và sẽ không bao giờ dám láo tới mức đó. Tôi trích dẫn chính mình trong tình huống này đơn giản bởi tôi thấy nó thích hợp trong hoàn cảnh bài viết. Và (theo tôi, nó) cũng là một cách điểm xuyết gây hài (!?). Hơn nữa, tôi viết bài trong tình huống không ở nhà, nên không có sẵn tài liệu. Hai đoạn trích trên là tôi viết lại theo trí nhớ của mình, bởi vậy chắc chắn chúng không được như nguyên bản. Trích dẫn theo trí nhớ không phải do ẩu tả, mà do tôi tự tin rằng tôi nhớ chúng gần như thuộc lòng, bởi chúng có ấn tượng đặc biệt với tôi. Riêng đoạn của tôi, là trích dẫn từ nguyên bản, do tôi có lưu một số sáng tác của mình trong hộp thư điện tử. Thấy sẵn “tài liệu” nên cũng liều mạng dùng luôn.

Ở đoạn văn này, mọi người có thể thấy những lời tán dương rất thù tạc. Nhà phê bình nọ sử dụng những ngôn từ cực kì đao to búa lớn (tới mức mơ hồ, thậm chí ngây ngô) nhưng rất chung chung, và hơn hết thẩy, chính ông ta cũng tin rằng, tràn trề cảm xúc, trữ tình, lãng mạn là những ưu điểm có tính quyết định cho một tác phẩm thành công; thậm chí, tác phẩm lớn. Bởi thế nên ông ta luôn nhấn đi nhá lại đặc điểm này.

 

*

 

Những ý tưởng trên của tôi vô tình, như một sự a dua, vào hùa cùng tác giả Nguyễn Tôn Hiệt với bài viết “Một nền văn chương giàu cảm xúc”. Tôi rất thích thú khi đọc bài viết này, và hầu như đồng ý với tất cả các gạch đầu dòng của bài viết (tác giả Nguyễn Tôn Hiệt đánh số thứ tự), chỉ duy nhất cái gạch đầu dòng cuối cùng, tức ý thứ 20, tôi cho rằng hơi thừa. Thừa bởi phần lớn độc giả Việt Nam, trong đó có cả các siêu độc giả, tức các nhà phê bình, vốn dĩ đã bơi rất giỏi, không cần phải “tập” thêm nữa.

 

*

 

Nhắc lại: tôi rất thích thú khi đọc bài “Một nền văn chương giàu cảm xúc”, nhưng tôi viết bài này hoàn toàn không phải là sự vào hùa, a dua với bài viết đó. Bài viết của tôi xuất phát từ một lí do khác.

Ý tưởng viết bài này của tôi nẩy sinh sau khi đọc “Bài diễn văn của ông thợ cạo trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ” của Charlie Chaplin, bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn trên talawas blog hôm trước, và hôm sau, trên Tiền Vệ.

Quả là một diễn từ tuyệt vời của bậc thiên tài!

Tuyệt vời bởi thời điểm ra đời của những dòng văn trong diễn từ ấy! Tuyệt vời vì những tư tưởng tiến bộ vượt bậc như vậy được viết ra chỉ bởi một diễn viên chứ không do một triết gia hay nhà tư tưởng.

Như vậy, người đời không sai, không ngoa, khi gọi ông, Charlie Chaplin, là một thiên tài!

Trong bài diễn văn khiến tôi đọc như bị hút hồn ấy, có một ý in ngay vào thanh RAM Speed 1970 Mhz trong não tôi, vì nó quá hay, và nó quá ấn tượng: Chúng ta suy nghĩ quá nhiều và cảm nhận quá ít.

Có thể “diễn dịch” ý này cho sát hơn, rằng, chúng ta đang trở nên quá ư duy lí, tâm hồn chai cứng đầy lí tính, mà quên đi phần tư duy cảm tính, đánh mất đi sự xúc cảm trong tâm hồn. Điều này vô cùng đúng trong hoàn cảnh châu Âu lúc đó, là lúc sức mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai khiến con người ta trở nên máy móc, xơ cứng.

 

*

 

Nhưng ý này của Charlie chỉ đúng với hoàn cảnh châu Âu. Nếu ai đó dại dột, trích dẫn nó để áp vào xã hội Việt Nam ta ngày nay thì thật là khốn [nạn], bởi con người Việt Nam cho tới hôm nay — là lúc mà thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần ba, và đang là kỉ nguyên của công nghệ số — vẫn luôn mơ màng cảm tính mà thiếu trầm trọng tư duy lí tính.

Phải chăng chính vì thế mà dân tộc ta mới là dân tộc thi ca? Phải chăng chính vì thế mà đại thi hào Nguyễn Du viết trong tác phẩm (vĩ đại nhất của văn chương Việt, cho tới nay) của mình là “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Và “chân lí” này cho tới nay vẫn được chúng ta xiển dương nhiệt liệt! Rõ ràng “cái tâm” thể hiện cho cảm tính, và “cái tài” là biểu hiện của lí tính.

Tư tưởng coi trọng tình cảm, coi thường lí tính dẫn tới những quan hệ xã hội kém rạch ròi, rất “mờ mờ nhân ảnh”, thường mang cái tình ra cân đo trong nhiều mối quan hệ xã hội từ vi mô đến vĩ mô, và như vậy dẫn tới hậu quả tất yếu là tinh thần thượng tôn pháp luật rất khó bén rễ ở Việt Nam. Không có tinh thần thượng tôn pháp luật, điều đó sẽ dẫn tới những gì, chúng ta không khó hình dung.

Từ xưa, xã hội Việt Nam là một xã hội thuần nông, và, cho tới ngày hôm nay, vẫn thế. Ta chưa hề có một nền công nghiệp căn bản, vẫn chỉ là sự manh mún chắp vá mặc dù ta có cơ hội để xây dựng một nền công nghiệp căn bản (và phát triển, tiến lên hiện đại) từ hơn một thế kỉ trước (ကTừ ngày đi sứ tới Tây kinh / Thấy việc Âu châu phải giật mình / Kêu gọi đồng bang mau kịp bước / Hết lời năn nỉ chẳng ai tin — Phan Thanh Giản) khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, và nhiều cơ hội từ nửa sau thế kỉ XX. Suy cho cùng, cái nền văn chương giầu cảm xúc chính từ đây mà ra.

Và như vậy, tình trạng nghiệp dư (viết dựa hoàn toàn vào cảm xúc) trong văn chương, tính lâm li mùi mẫn, cái ướt át láng lai, sự xúc cảm tràn trề vẫn sẽ còn ngự trị và được đề cao còn kéo dài lâu chưa biết đến bao giờ.

Có thể kết luận chắc nịch rằng cái ý rất hay trong bài diễn văn của Charlie Chaplin mà tôi nói bên trên chỉ áp dụng/nói được với xã hội/con người Việt Nam nếu ta xoay ngược nó đi 180 độ: Chúng ta cảm nhận quá nhiều và suy nghĩ quá ít.

 

*

 

Văn chương của chúng ta đang ở đâu so với thế giới? Câu hỏi này đã nhiều người hỏi nhưng hình như tôi chưa thấy có câu trả lời thỏa đáng. Riêng tôi thì cho rằng, văn chương của chúng ta cách thế giới cũng tựa như nền công nghiệp/nghệ chúng ta so với thế giới vậy!

Ở đó mà rung đùi bứt râu nặn trứng cá rồi mơ về chuyện “xuất khẩu văn chương”! Xin lỗi đi. Nhá!

 

VVQ - Thà Goòng - 23/07/09

 

 

--------------

Bài liên hệ:

23.07.2009
[VĂN HỌC] ... Mặc dù nguy cơ Trung Quốc xâm lăng ngày càng khẩn thiết, thơ văn bây giờ không cần “có thép”, vì giới lãnh đạo sẵn sàng cấu kết với Trung Quốc, tình nguyện cúi đầu để hưởng lợi cho cá nhân. Nói cho đúng, lúc này mà ai dám viết thơ văn “có thép” để lên án mưu đồ xâm lăng của Trung Quốc thì nhất định sẽ bị ăn đòn... (...)
 
22.07.2009
[VĂN HỌC] ... 1. Từ trước đến nay, đa số nhà thơ/văn Việt Nam cho rằng họ sáng tác bằng cảm xúc. / 2. Từ trước đến nay, đa số độc giả Việt Nam nói rằng họ đọc văn chương bằng cảm xúc. / 3. Từ trước đến nay, đa số nhà phê bình và độc giả Việt Nam cho rằng tác phẩm văn chương hay thì phải giàu cảm xúc và phải gây nhiều cảm xúc nơi người đọc... (...)
 
21.07.2009
[VĂN HỌC] ... Vừa là nhật ký vừa là tờ báo lại vừa là diễn đàn, bản chất của blog là một thể loại hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử nhân loại. Nó là một sự tổng hợp. Mà tổng hợp cũng có nghĩa là xoá nhoà ranh giới... (...)
 
20.07.2009
[VĂN HỌC] ... Tôi cho rằng một bài văn hay, dù viết trên blog, trước hết phải dựa trên những sự kiện chính xác. Tất nhiên không cần phải chính xác một cách tinh vi như trong một bài nghiên cứu, nhưng ít nhất phải chính xác một cách căn bản. Sau đó mới nói đến cái hay, cái đẹp. Nếu anh viết một bài blog để ca tụng rượu vang của Pháp mà anh lại mô tả nhầm thành rượu whisky của Scotland, thì anh đừng trách tại sao người đọc cảm thấy mất sướng... (...)
 
19.07.2009
[VĂN HỌC] ... Ông Minh ơi, tình cảnh đoã ê chề rồi, moà ông coòng xúi “Đừng iu cô Qoảng”! Ông Vũ ơi, lồm eng chi moà loạ rứa? Iu thì cứ iu, toáng thì cứ toáng, nhưng chớ có toáng trậk lấk! Em nó hổng phê đao!... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Không ai cấm anh yêu, tuy nhiên đừng đem cái tình yêu mông lung và ngang phè của anh ra giáo huấn thiên hạ. Võ Phiến rất hiểu về các vùng đất miền Trung thế nhưng có ai dám nói là nhà văn này không yêu miền Trung, không yêu Bình Định, Quảng Nam?... (...)
 
18.07.2009
[VĂN HỌC] ... Tôi thấy rõ ràng là, dưới ánh trăng vằng vặc, mình bước qua khỏi khung cửa, đi qua hiên, bước xuống bậc tam cấp, xuống sân, đi hết khoảng sân rộng, đến lùm cây rậm; và đứng dưới lùm cây, tôi kéo quần xuống... Đang tè, một tên sinh viên chạy ra, kề tai tôi, giọng hốt hoảng: “Thầy! Đi ra xa xa chút chứ sao lại đứng trước hiên nhà người ta đái vậy!” Vừa nói nó vừa đẩy tôi ra xa... Sau lần đó, tôi tởn... (...)
 
[VĂN HỌC] .... Ai cấm được anh có một tình yêu xứ Quảng của riêng anh? Một người đang ở xa, nhìn về. Phải chăng đã yêu mà cần phải yêu đúng “thuần phong mỹ tục” mới được phép? Tình yêu đâu có lỗi. Hay phải đừng yêu xứ Quảng?... (...)
 
17.07.2009
[VĂN HỌC] ... Tôi chưa có khả năng phân biệt Quảng Tín, Quảng Nam, Quảng Ngãi hay Quảng Trị. Quảng nào đối với tôi cũng là Quảng. Nên tôi gộp tất cả các Quảng vào hai chữ “miền Trung”, như tôi gộp hết Quy Nhơn, Bình Định, Tam Kỳ, Bồng Sơn, Sa Huỳnh cũng vào “miền Trung”. Vào một chữ “Trung” mà mình ưa. Vào một giọng Trung mà mình thấy lạ. Ưa vì cảnh vật đẹp. Ưa vì thức ăn ngon. Ưa vì chiếc lưng cong của đất nước hữu tình. Miền Trung là đất của tình cảm... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Cảm xúc về xứ Quảng, về miền Trung, mà chỉ cần thay đổi địa danh thì có thể áp dụng cho bất cứ xứ nào, miền nào. Lối viết này ta thấy nhan nhản trên báo chí Việt Nam bây giờ. Đại loại như một bài báo nào đó tán tụng một nhà thơ X, nhưng nếu ta thử đổi tên nhà thơ X thành ra tên nhà thơ Y, thì đọc cũng lọt lỗ tai như thường. Đúng là “nhất dĩ quán chi”... (...)
 
[VĂN HỌC] ... Đọc bài của độc giả Trần Nguyễn, tôi thấy có nhiều chỗ rất là lúng túng. Khen bài “Về yêu xứ Quảng” của nhà văn Trần Vũ là một bài “thật hay” và “thành công”, độc giả Trần Nguyễn lại đưa ra những luận điểm không có sức thuyết phục chút nào cả... (...)
 
16.07.2009
[VĂN HỌC] ... Bài viết thể hiện tính chủ quan đầy cảm xúc của tác giả, chính đây là nét riêng của mỗi nhà văn, cách cảm của mỗi người về một vùng đất, từ giọng nói, đến tính cách, đến phong vị ẩm thực. Người đọc không cần biết đúng hay sai, chỉ thấy bài viết lôi cuốn, hấp dẫn người đọc từ ngôn ngữ đến hình ảnh là thành công... (...)
 
15.07.2009
[VĂN HỌC] ... Trần Vũ, sau khi tán sai về giọng Quảng, tán nhảm về bia Sông Hàn, tán trật về rượu Bầu Đá, thì kết thúc bằng câu nhắn nhủ: “Viết blog, cũng giống chế rượu Bầu Đá, cái cay phải lan tỏa. Phải làm ghiền.” Nhắn nhủ như vậy thì cũng thiệt là... rởm... (...)
 
14.07.2009
[VĂN HỌC] ... Mỗi lần ra miền Trung, tôi đều say mê giọng nói của người Trung, đặc biệt từ Quy Nhơn đến Đông Hà. Nghe giọng nói của họ, tôi thấy đặc chất Việt, đậm đà trong hơi thở, đặc sệt âm Việt, tính Việt, đến kẹo lại như món mắm xưa. Nếu giọng Huế thanh, trong như bát chè mạn và ngọt như bát chè sen, thì giọng Quảng nghe mới thật đã. Những Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi... (...)
 
13.07.2009
[VĂN HỌC] ... Nhiều người tiên đoán chính các blog sẽ là tên sát thủ của tất cả các tờ báo. Không phải ai cũng đồng ý. Nhưng có một sự thật: gần đây, số lượng các tờ báo phải bị đóng cửa hoặc đang sống ngắc ngoải khá nhiều. Kẻ thù chính là internet. Trong internet, kẻ thù chính là các blog... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021