tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Không phải là phá hoại, mà là dở hơi  [đối thoại]

 

Vừa đọc xong bài của Nguyễn Đắc Hải Di, cảm thấy thích. Tôi đang học nhạc ở Queensland Conservatorium nên cũng xin có vài ý kiến phát biểu về việc này. (Xin lỗi trước cùng các bạn vì tôi chưa đủ tự tin về tiếng Việt, thỉnh thoảng thiếu hay quên chữ nên dùng tạm tiếng Anh vì sợ chữ Việt chưa đúng nghĩa. Mong thông cảm.)

Ý kiến của Nguyễn Đắc Hải Di có lý. Phần lớn người ta ở Việt Nam quen nghe consonant (êm tai) nên họ chống đối nhóm Đại-Lâm-Linh vì nghe nó dissonant (chói tai) quá. Thường thì người Việt thấy khó chịu là chê liền. Có lần tôi mở CD bài Rite of Spring của Stravinsky, nghe để làm bài. Má tôi quát “nhạc gì nghe nhức đầu quá!” Tôi phải vặn nhỏ lại dù rất thích nghe lớn mới nhận rõ các instrumental effects. Nhạc của Stravinsky mà còn bị chê thì nói gì nữa. Phần đông người nghe là vậy. Không đáng trách, vì họ nghe nhạc cho vui chứ đâu phải nghe bằng lỗ tai của người biết nhạc.

Nhưng nghe nhóm Đại-Lâm-Linh bằng lỗ tai của người có học nhạc thì vẫn thấy dở. Dở về nhiều mặt.

Dở vì nó quá nghèo nàn về hòa âm, què cụt về giai điệu, sơ sài về structural development, rối rắm về textural design. Cái ostinato / riff nhai đi nhai lại khoảng 2 phút thì mất hết effects nhưng lại kéo dài tới gần 6 phút.

Dở vì giọng hát, cách diễn tả và choreography của người trình diễn rất là tầm thường, thiếu sáng tạo. Rất bình dân mà làm ra vẻ lập dị nên thành lố lăng. Lời hát nghe không rõ, nhưng hình ảnh cô ca sĩ trọc đầu (chắc là đóng vai nữ tu) trông rất là religiously offensive, rất giống một ni cô thất tình phát điên.

Dở vì không một nhạc sĩ nào trong ban nhạc chứng tỏ có tài năng trên instruments của mình. Trình độ biểu diễn rất tầm thường.

Dở vì trình bày sân khấu rất là vá víu, màu mè một cách tasteless.

Tuy vậy tôi đồng ý với Nguyễn Đắc Hải Di là cứ để cho họ thí nghiệm. Nếu họ thật là bất tài thì họ sẽ biến mất. Nếu họ có một chút tài năng thì họ sẽ tự rút kinh nghiệm để sửa đổi. Nếu kết án họ là phá hoại âm nhạc thì có lẽ oan cho họ. Có lẽ họ muốn thí nghiệm một cái gì mới, nhưng họ kém tài, thành ra dở hơi.

Ở nước ngoài, ai muốn thí nghiệm cái gì cũng được. Khán giả không ưa thì không đến xem. Những thí nghiệm có giá trị thì được chính phủ và các tổ chức văn hóa tài trợ. Những thí nghiệm ít giá trị nhưng ăn khách thì được các tổ chức thương mại tài trợ. Những thí nghiệm vô giá trị thì chết yểu trong các garage, không ai cần biết. Những màn như vậy ở nước ngoài không bao giờ được ai bảo trợ để trình diễn, không gây xôn xao dư luận gì cả. Những thí nghiệm avant-garde gây xôn xao dư luận của người ta ở trình độ khác chứ không kém như vậy.

Tôi muốn hỏi: Không biết tại sao những màn như vậy lại gây xôn xao dư luận ở Việt Nam? Vì tâm lý người Việt thích scandals? Tại sao người ta phải đến xem rồi chửi? Tại sao người ta không chọn những gì mình ưa thích để xem?

 

 

--------------

Bài liên hệ:

13.07.2010
[ĐỔI MỚI ÂM NHẠC] ... Cư dân mạng dạo gần đây chuyền nhau các video clip của một nhóm nhạc Việt Nam đang thử nghiệm một thể loại mới. Dư luận xôn xao tranh cãi. Trong chuyện này ai đúng ai sai? Phần lớn là những người chống đối, chỉ trích và phỉ nhổ, phán xét đây không phải là âm nhạc và là một sự phá hoại đối với nền âm nhạc hiện thời. Họ dùng rất nhiều từ ngữ nặng nề để bài xích. Tôi còn nghe nhiều người nói, loại nhạc này đứa nào khen chỉ là lũ ngu, hoặc lũ khùng... Nhưng với những người ca ngợi nhóm nhạc này, nói thật, tôi rất ngờ vực. Rất ngờ vực. Bởi sau khi quan sát, một cách tự nhiên tôi có cảm giác họ cũng không phải thực sự thích dòng nhạc mới ra đó... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021