tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
“Cái suy tư sâu thẳm và sensibilité” ở đây là cái gì?  [đối thoại]

 

Hôm nay đọc Bauxite Việt Nam, thấy nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến ở Pháp có phát biểu khá... lạ lùng về cuốn phim Đường Kiến. Bà viết:

“Dù sao tác giả cũng có tài riêng, vì đã thể hiện được cái suy tư sâu thẳm và sensibilité của tác phẩm origine một cách khá đạt.”

Không thể ngờ bà Phan Thị Trọng Tuyến ở bên Pháp, chưa tận mắt xem phim Đường Kiến, mà đã thấy là nó “thể hiện được cái suy tư sâu thẳm và sensibilité của tác phẩm origine một cách khá đạt.” Cái “tác phẩm origine” đây là cái truyện ngắn “Đường kiến” của nhà văn Kinh Dương Vương mà ông đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa đã mượn đỡ.

Tôi thắc mắc quá, không hiểu có phải bà Phan Thị Trọng Tuyến thấy cái trò đánh tráo lính VNCH trong truyện thành lính Mỹ trắng trong phim“thể hiện được cái suy tư sâu thẳm và sensibilité của tác phẩm origine một cách khá đạt”, hay là bà thấy cái gì đặc biệt hơn nữa ở trong phim?

Chính tác giả Kinh Dương Vương nói: “Nó làm như vậy là nó trái với tinh thần của câu chuyện của tôi rồi. Vì cái chuyện của tôi viết về chiến tranh Việt Nam, viết về giữa người Việt Nam với nhau, còn đằng này, nó đem nó thay đổi người lính Cộng Hòa bằng người lính Mỹ, thì cái chuyện đó là sai trái rồi.”

Vậy mà bà Phan Thị Trọng Tuyến lại ngồi ở bên Pháp dùng thần giao cách cảm để thưởng thức cuốn phim Đường Kiến và thấy nó “thể hiện được cái suy tư sâu thẳm và sensibilité của tác phẩm origine một cách khá đạt”!

Bà Phan Thị Trọng Tuyến còn cho biết là sau khi đọc bài của Nguyễn Tôn Hiệt, bà cảm thấy “máu... sôi lên làm tối tăm mặt mũi”.

Không hiểu bà sôi máu vì thấy đạo diễn “mượn đỡ” nội dung truyện ngắn của nhà văn Kinh Dương Vương, không xin phép tác giả, mà còn tự ý biến ông lính VNCH thành ông lính Mỹ trắng, hay là bà sôi máu vì thấy ông Nguyễn Tôn Hiệt lật tẩy cái hành động của ông đạo diễn?

Nên nhớ là truyện ngắn “Đường kiến” đã đăng từ năm ngoái trên báo mạng Văn Chương Việt, ông đạo diễn vào đó xem rồi “mượn đỡ” ý tưởng nhưng không liên lạc với tác giả để xin phép, vì “Cháu và Hoàng đã nhiều lần tìm cách liên lạc với bác nhưng vì bác không ở Việt Nam, và mối quan hệ của chúng cháu rất ít nên không biết phải liên lạc với bác như thế nào” (Theo VnExpress). Nhưng ngay khi cũng chính tờ báo mạng Văn Chương Việt đăng bản tin về vụ ăn cắp này, thì ông đạo diễn lại nhanh chóng liên lạc được ngay với tác giả truyện để... xin lỗi!

Cái thái độ trí trá này có lẽ cũng là một thứ “suy tư sâu thẳm và sensibilité” hay chăng?

 

 

------------------

Bài liên quan:

27.03.2011
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Tất cả những người khác đừng mong hai loại người Việt và Mỹ kể trên hoà giải với mình. Chắc chắn không ai hoà giải với kẻ không còn. Không ai hoà giải với người đã bị thay thế, thay mặt (bằng lãnh đạo của phe chiến thắng), thay thân (bằng Mỹ trắng). Những người khác—từ anh du kích quân được dựng dậy sau cái chết trong các diễn văn tuyên dương tử sĩ và bà mẹ anh hùng cho đến anh lính Cộng Hoà bị xoá trắng vĩnh viễn không được đầu thai—đều tan xác, mất thây... (...)
 
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] (Phỏng vấn nhà văn Kinh Dương Vương) ... “Nó làm như vậy là nó trái với tinh thần của câu chuyện của tôi rồi. Vì cái chuyện của tôi viết về chiến tranh Việt Nam, viết về giữa người Việt Nam với nhau, còn đằng này, nó đem nó thay đổi người lính Cộng Hòa bằng người lính Mỹ, thì cái chuyện đó là sai trái rồi”... (...)
 
26.03.2011
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Mình viết những dòng này, chẳng qua mình chỉ muốn nói đôi ba cảm nghĩ về cái “chùm khế ngọt” của chúng ta, nhân vừa rồi đọc được những bài viết về “cánh diều bạc bẽo” gì đó trên Tiền Vệ... (...)
 
25.03.2011
[VĂN NGHỆ & CHÍNH TRỊ] ... Nhân vật chính trong truyện Đường kiến là một anh lính Việt Nam Cộng Hoà, nhưng trong phim Đường kiến, anh lính Việt Nam Cộng Hoà bị xoá, thay vào đó là một anh lính Mỹ. Và tại sao là Mỹ mà không phải Việt Nam Cộng Hoà?... (...)
 
22.03.2011
[VĂN HOÁ & ĐẠO TẶC] ... Nay lại vừa được ông Nguyễn Tôn Hiệt cho công bố, ngoài tính chất “rụng rời” của câu chuyện đáng được gọi một cách thật chính xác là “ăn cắp có thưởng”, cũng có kèm theo một tấm hình minh họa mà tôi cũng thấy có một cái gì thật xô lệch của “các vai diễn”, một cái gì thật nhầu nhèo, cẩu thả gây cho người đọc một cái cảm giác “nhân bần trí đoản” rất ngao ngán, nhếch nhác... (...)
 
[VĂN HOÁ & ĐẠO TẶC] ... Người ta thường nói: “Bần cùng sinh đạo tặc”. Đó là nói đến sự bần cùng về miếng cơm manh áo. Đằng này lại không phải là chuyện đói ăn, thiếu mặc, mà là sự bần cùng về văn hoá. Bần cùng văn hoá thì sinh ra đạo tặc văn hoá. Cái gì đã làm cho văn hoá Việt Nam trở nên bần cùng đến mức sinh ra đạo tặc triền miên như thế này? Đây là một câu hỏi chung mà mỗi người Việt Nam đều cần phải suy gẫm... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021