tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Vài hình ảnh “đẹp mắt” của sự “hòa giải” bằng văn chương: Trường hợp Trần Nghi Hoàng  [đối thoại]

 

Trần Nghi Hoàng là một trong mười nhà thơ hải ngoại tham gia trong cuốn Thơ đến từ đâu vừa được xuất bản ở Hà Nội cuối năm 2009. Cuốn Thơ đến từ đâu hiển nhiên là một bằng chứng của sự “hòa giải”, “hòa hợp dân tộc” bằng văn chương.

Nhà phê bình Văn Giá nhận định: “Bởi như một số nhà thơ đã nói, và Nguyễn Đức Tùng cũng rất chia sẻ: những nhà thơ (rộng ra là các nhà văn, nhà nghệ sĩ) phải là những người đi đầu trong việc thực hiện cuộc “giao hòa”, “hòa giải”, “hòa hợp”…dân tộc bằng con đường thơ ca...”

Nhà thơ Dương Tường cho rằng Thơ đến từ đâu là một trong những “cố gắng để tiến tới hòa giải và hội nhập” và “Thơ đến từ đâu đích thị là một trong những cố gắng đầy nhiệt huyết theo hướng đó”.

Nhà phê bình Đặng Tiến viết: “Ở phần cuối sách, những nhà thơ nổi tiếng, đã từng một thời chưa xa, còn cầm súng ở hai bờ chiến tuyến, cùng nhau khẳng định: hòa hợp dân tộc là nhiệm vụ của thi ca và văn học.”

Nói cho ngay, cái chuyện “hoà giải” này chẳng mới mẻ gì, và từ năm 2004 nó đã chính thức trở thành một “công tác” cụ thể do Đảng CSVN điều khiển sau khi “Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” được Bộ Chính trị ban hành ngày 26/3/2004. Ai cũng có thể thấy là cái nghị quyết này chẳng dễ dàng gì mà chinh phục được tâm trí của những người vốn đã biết quá rõ bản chất của chế độ Cộng sản.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi cái Nghị quyết này được ban hành, trên báo Tuổi Trẻ 23/07/2004, xuất hiện bài viết “Nghị quyết 36 và 2,7 triệu người Việt xa xứ”, trong đó có câu: “Nhưng cũng còn một bộ phận người Việt đang đi ngược lại xu hướng hòa giải, hòa hợp dân tộc vốn đã thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.”

Trong cái “bộ phận người Việt đang đi ngược lại” Nghị quyết 36 đó có nhiều thành phần. Nói riêng trong thành phần của giới cầm bút thì một trong những người chống đối ồn ào nhất là nhà thơ Trần Nghi Hoàng.

 

Trước kia, Trần Nghi Hoàng lớn tiếng chống “hòa giải”

 

Phải nói ngay rằng trong số những nhà thơ hải ngoại tham gia vào cuốn Thơ đến từ đâu, Trần Nghi Hoàng là người đã từng chống “hòa giải” và chống Cộng sản một cách dữ dội nhất. Ngày 25/5/2004, trên website Gió O, Trần Nghi Hoàng tấn công Trần Văn Thủy và Nhật Tiến:

Điều tôi chưa biết là TVT đã nắm được “bí quyết” nào dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam mà đã tỏ ra rất thành công, đến mức được xem như là một thứ “sứ giả của hòa hợp và hòa giải dân tộc”, được Nhà Nước và Đảng cho đi đây đó tứ tung, thâm nhập vào giới văn nghệ sĩ Việt kiều lưu vong để thi hành công tác!!!
 
... Như vậy, để đương cự lại cái Đảng, cái chính quyền đã làm cho đất nước tang thương, đã làm cho xã hội đồi trụy gấp bội phần đó, tức là những cái vô cùng xấu, NT muốn giới cha ông, các bậc phụ huynh của cộng đồng Việt kiều lưu vong, phải nên dậy dỗ con cháu họ như thế nào??? Hòa hợp hòa giải với cái XẤU, với BẠO LỰC với ĐỘC TÀI và NGU DỐT chăng???
 
... Những tay cự phách như Văn Cao, như Hữu Loan, như Trần Dần, như Phùng Cung v.v… mà qua Ghi của Trần Dần, tức là những sự, những việc thật đã xảy ra 100%, chúng ta còn thấy nó thê thảm đến như vậy!!! Họ, những văn nghệ sĩ tôi vừa kể tên bên trên, là những công thần, là những tay khai sơn phá thạch cho nền văn học và chủ nghĩa Việt Cộng, mà còn phải sống ấp a ấp úng trong cái xã hội mịt mờ bụi nước, và xem chừng chẳng có chút hy vọng nào là “hòa hợp, hòa giải” được với Đảng và Nhà Nước Việt Cộng! Vậy thì, ông NT, ông là ai, là cái gì mà toan bề ra tay “hướng về dân tộc”, “hòa hợp và hòa giải” với một cái Đảng mà nó chẳng cần thèm biết đến ông?
 

Tại Virginia, ngày 14/6/2005, Trần Nghi Hoàng viết bài “Văn học 'Dòng Riêng' và Văn học 'Dòng Chung'“ và phổ biến trên trang www.dcvonline.net 09/07/2005. Ở phần đầu bài viết, Trần Nghi Hoàng nhấn mạnh:

Ðảng và Nhà Nước sau 30 năm “Thắng Ngụy, Ðuổi Mỹ”, thống nhất sơn hà về một mối để càng ngày dân càng đói và đất nước càng tan hoang sứt mẻ!
 
... Dân Việt tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới, thì vẫn “ngày đêm” vừa lo miếng cơm manh áo, vừa ưu tư chuyện Nước tuy không hẳn là mất vào tay ngoại bang, nhưng hàng triệu triệu Nhà thì đã tan hoang ai cũng thấy!

Về việc “hòa giải” trong văn học, Trần Nghi Hoàng viết:

... “một diện mạo văn học” như thế nào của Việt Nam? Một diện mạo văn học “theo dòng chảy” của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng đã “khai mương” chăng? Và chỉ những cuốn sách của những nhà văn hải ngoại nào cùng đồng ý, đồng tình chảy chung với “cái mương” văn học của đảng và Nhà Nước, thì là “đáng đọc” chăng?

Không chấp nhận thoả hiệp với dòng văn học XHCN, Trần Nghi Hoàng tuyên bố:

... chảy vào một “dòng chung”, đó là dòng “Văn Học Thiếu Văn Hóa”!

Trần Nghi Hoàng miệt thị những nhà văn “hoà hợp hoà giải” là:

... những “nhà văn” đã cùng chảy vào một cái “mương” văn học do Ðảng và Nhà Nước khai mở.
 
... Thiết nghĩ, cớ sự đã ra nông nỗi, thì “Dòng” nào cứ chảy theo “Dòng” đó cho nó tiện việc Văn Học!
 
Trong nước, muốn làm Văn Học, phải cùng chảy chung “Dòng” vào một cái “Mương”.
 
...Văn học thực sự, xưa nay vẫn được Tụng Ca là “Trăm Hoa Ðua Nở, Trăm Nhà Ðua Tiếng”. Tại sao phải “Dòng Riêng” chảy vào “Dòng Chung”?
 

Rồi Trần Nghi Hoàng kết luận:

... Ðừng dùng Văn Chương Thi Ca như một thứ vũ khí để củng cố, bảo vệ hay bảo tồn những thế lực quyền lợi ngoài Văn Học.
 
... Nghị Quyết 36 và những Pháp Lệnh, Nghị Quyết khác của Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng rêu rao, hô hào kêu gọi Ðoàn Kết Dân Tộc, Hợp Lưu Văn Học này nọ, phải chăng cũng vẫn lại là những ngón đòn chính trị bịp bợm.
 
... Còn hơn một ngàn (1,000) cuốn sách, và vô số những bài báo, những chương trình sỉ vả, sỉ nhục, đấu tố người miền Nam, và đặc biệt là những Việt kiều lưu vong tỵ nạn do Ðảng và Nhà Nước chủ trương thực hiện, thì phải gọi là gì???!!!
 
Có thể gọi đó là hành động của Việt Cộng chống Loài Người một cách cực đoan, hay không???!!!
 
Câu hỏi này, tôi muốn dành cho những quý vị đang “vận động, tranh đấu” hay “chủ trương” hòa giải hòa hợp gì đó với Việt Cộng.
 
Khi nào, quý vị trả lời được câu hỏi của tôi, tôi sẽ cùng quý vị “sát cánh, chung vai” để cùng nhau… thực hiện Cái Khối Dân Tộc gì đó, do Ðảng và Nhà Nước Việt Cộng đã đề ra.
 

Bây giờ Trần Nghi Hoàng thình lình lẳng lặng “hòa giải”

 

Tháng 12/2009, cuốn Thơ đến từ đâu được cho phép in tại Hà Nội sau khi đã trải qua một quá trình “biên tập” và, như chính tác giả Nguyễn Đức Tùng xác nhận, “ai cũng biết rằng các nhà biên tập ở trong nước chịu áp lực nặng nề của hệ thống kiểm duyệt”.

Kết quả là:

- Nhà thơ Lý Đợi bị gạt bỏ ra khỏi cuốn sách.

- Bài phỏng vấn nhà thơ Nam Dao “bị đục bỏ tất cả 1532 chữ”, và Nam Dao đã lên tiếng:

“Chơi dao có ngày đứt tay”, nếu không khéo. Bài phỏng vấn tôi đã lên talawas, và khi in mà có kiểm duyệt (kiểm duyệt tư tưởng chứ không là biên tập) thì rành rành khó chối. Tôi lại là Việt kiều, và cùng thời điểm ra mắt tập TĐTĐ, Nhà nước bỏ bạc tỉ ra triệu tập Đại hội Việt kiều lần 1, dùng xe có hú còi thao tác sự trọng vọng, hô hào Việt kiều đóng góp đôla và chất xám, mà đi kiểm duyệt đục bỏ bài phỏng vấn tôi thì… rất phản tác dụng, hơi hướm kiểu chúng ta quen nghe là “nói dzậy mà không phải dzậy”. Để lời kêu gọi lòng yêu nước, tinh thần xây dựng v.v… trong Đại hội Việt kiều có chút thực tế, tất phải chứng minh rằng hai đoạn bị đục bỏ của tôi nó “ngược dòng” chính thống thế nào. Động thái kiểm duyệt thô bạo trên có lẽ là thái độ chống báng chính sách Việt kiều của Nhà nước. Nếu vậy, các cơ quan có chức năng cần rà soát lại ý đồ cũng như khả năng nghiệp vụ của Bộ 4T, chứ cứ trống đánh xuôi kèn thổi ngược thì khó khá.

- Bài phỏng vấn nhà thơ Thận Nhiên bị cắt bỏ những đoạn dài, và có những câu bị ban biên tập tự ý sửa thành ngược ý, ví dụ câu “Thơ cần thiết cho chính trị gia để mê hoặc số quần chúng cả tin” bị sửa thành “Thơ cần thiết cho chính trị gia giúp quần chúng thêm tin tưởng”. Thận Nhiên đã công khai tố giác điều này.

- Tất cả những bài phỏng vấn khác của những nhà thơ Việt kiều ở trong sách đều ít nhiều bị cắt gọt và sửa đổi cho phù hợp với đường lối kiểm duyệt của Đảng.

Những điều này đã gây nên một làn sóng phản đối và tranh luận kéo dài trên talawas từ đầu tháng 12 đến khi talawas bị đánh sập, và cuộc tranh luận cho đến nay vẫn còn tiếp diễn trên Tiền Vệ, Da Màu.

Cuộc tranh luận chủ yếu xoay quanh vấn đề có nên “hòa giải” bằng cách chấp nhận sự kiểm duyệt hay không.

Những tưởng đây là đề tài ruột của Trần Nghi Hoàng, một người đã từng lớn tiếng hơn ai hết để chống “hòa giải”, chống “kiểm duyệt”, “chống “cái mương” văn học của đảng và Nhà Nước. Thế nhưng suốt hơn một tháng qua, Trần Nghi Hoàng, người tham gia trong cuốn Thơ đến từ đâu, vẫn không thốt lên một lời! Thái độ này hoàn toàn ngược lại với thái độ của chính ông ta trước khi cuốn Thơ đến từ đâu được in tại Hà Nội.

Năm 2007, Trả lời phỏng vấn của Nguyễn Đức Tùng trong cuốn Thơ đến từ đâu, Trần Nghi Hoàng nói:

Ông bố tôi suốt đời chỉ dạy tôi một câu: “Trong cuộc sống, con cứ hành xử mọi điều theo tấm lòng con. Nếu mỗi đêm, con nằm vắt tay lên trán, mà không thấy hổ thẹn với chính mình về những công việc ứng xử trong ngày hôm đó, là được rồi...”

Trước kia, Trần Nghi Hoàng lớn tiếng chống “hòa giải”. Bây giờ Trần Nghi Hoàng thình lình lẳng lặng “hòa giải”. Suốt hơn một tháng qua, kể từ khi cuốn Thơ đến từ đâu được xuất bản, Trần Nghi Hoàng có nằm vắt tay lên trán mỗi đêm mà “không thấy hổ thẹn với chính mình”? Hay ông đã thình lình “giác ngộ” và hoàn toàn “đồng ý, đồng tình chảy chung với “cái mương” văn học của đảng và Nhà Nước” (chữ của chính Trần Nghi Hoàng), một thái độ mà chính ông đã từng phê phán và ghê tởm?

 

 

---------------

Bài liên hệ:

15.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi khóc vì ông Tùng đã đăng ký tham dự hội nghị đó, theo bản tin chính thức của Hội Nhà văn “Khách quốc tế đến Hội nghị Quốc tế Giới thiệu Văn học Việt Nam” (http://vanvn.net/News.Asp?cat=39&scat=&id=2188), nhưng không hiểu sao lại không về Việt Nam, để nhiều người chúng tôi đinh ninh rằng ông và vài vị đang sống “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”[*] ở ngoại quốc sẽ về nước với nguyện vọng hoà giải và tham vọng được in ấn bình thường ở trong nước những tác phẩm... như của chúng tôi... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi tin rằng mặc dù còn nhiều khiếm khuyết như đã được chỉ ra, việc xuất bản Thơ đến từ đâu là một sự kiện tích cực, ít nhất là đối với độc giả trong nước và những người không thể truy cập vào các trang mạng. Tôi hy vọng lần tái bản tới sẽ bổ sung các khuyết điểm. Một lần nữa tôi gửi lời cám ơn đến những người đã viết bài bình luận, đã phản hồi, góp ý, trên các diễn đàn khác nhau, đến các tờ báo và website, blog đã đưa tin, đến những người tổ chức Hội thảo. Tôi nhận thấy các ý kiến quan trọng nhất của nhiều vị đã được trình bày trong tinh thần tương kính và tôn trọng sự thật, dù tôi có hoàn toàn đồng ý với họ hay không. Về căn bản, chúng rất có ích. Đối với những người đã buông lời nặng nề, nóng nẩy, kết luận vội vàng, hạ thấp lòng tự trọng, cái giá mà họ phải trả đã rõ ràng, vì vậy tôi không có ý kiến gì thêm nữa... (...)
 
14.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Chúng tôi đưa ra thông báo này để nhấn mạnh rằng trong mọi cuộc tranh luận, chúng tôi chỉ đăng tải những bài viết có nêu rõ những bằng chứng làm nên cơ sở lập luận và phê phán của người viết. Những bằng chứng ấy phải được công bố qua những cách cụ thể như sau... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thiển nghĩ của Sương là “đồng chí” Tố Hữu đã đoán trúng phóc chăm phần chăm (“đồng ch픓đồng ý”, “đồng tình” với... độc tài, theo diễn giải của tác giả “cháu ngoan” Đặng Tiến)! Sương nghĩ ông Tố Hữu có lí, bởi vì: Tan xương chảy tủy rơi đầu thì mít ta đã... ê chề! Cõi đời cao rộng thì mít ta cũng đang... ê hề!... (...)
 
13.01.2010
Tôi khóc  -  Bi
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi khóc và nghiêng mình xin vĩnh biệt những nhà thơ, những trí thức uyên bác và kiêu hãnh đã chìa bộ phận sinh sản của mình ra để xin được thiến, để rồi cảm động khóc lên sung sướng vì được thiến... Tôi khóc nữa khóc mãi... Và rồi tôi nôn thốc nôn tháo... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một trang trí thức học cao hiểu rộng (?) như trường hợp Đặng Tiến vậy mà rốt ráo lại hóa ra y chang là một tay Vi-xi nằm vùng không hơn không kém... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Lâu nay tôi cứ nghĩ câu vè dân gian “Nhất sĩ, nhì nông / Hết gạo chạy rông / Nhất nông, nhì sĩ” thể hiện tính “phản trí thức” của người Việt Nam. Tuy nhiên đọc bài “Đặng Tiến và nỗi băn khoăn: làm sao cho khỏi bị đào thải” của Vương Thế Lan tôi có suy nghĩ khác... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một thương nữ nhà văn Trần Thị Trường mau nước mắt cải lương. / Hai thương nữ nhà thơ Nguyễn Thị Hoàng Bắc cắt bớt không cắt bỏ. / Ba thương cái mõ Đặng Tiến Paris-Hanoi cả tiếng lại dài hơi gõ dai hót xịn... (...)
 
12.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Hoà giải đích thực và cần thiết hiện nay là hoà giải giữa nhà nước và nhân dân, giữa quyền lực và tội ác lịch sử, giữa độc tài và dân chủ, giữa áp chế và tự do. Đây là loại hoà giải đòi hỏi nhà văn tư thế đối diện với nhà cầm quyền. Nó rất khác loại hoà giải đàn đúm, vuốt ve, và “sống chung với lũ”... (...)
 
12.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Từ năm 1978 tới năm 1979, trong khi Jean-Paul Sartre cùng hàng ngũ trí thức hàng đầu của nước Pháp, kể cả những người mang thẻ đảng Cộng Sản Pháp, đang ráo riết vận động đóng góp cho chiến dịch “Un bateau pour le Vietnam” (Một con tàu cho Việt Nam), một chiến dịch làm chấn động lương tâm nước Pháp, để vớt những người Việt Nam lênh đênh khốn cùng trên biển, thì ông Đặng Tiến như một kẻ điếc, ung dung mua vé tàu bay về Việt Nam để nghỉ hè 2 tháng, lương tâm yên ổn. Rồi khi trở về Paris, ông Đặng Tiến lại ra sức dùng những mỹ từ để bao biện, che đậy cho cái thực trạng tàn ác và đau khổ cùng cực của chế độ bao cấp ở Việt Nam, cái chế độ đã khiến cho hàng triệu người Việt Nam phải liều chết, bỏ nước ra đi... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cô giáo, nhà văn, nhà thơ Hoàng Bắc sáng chế tân ngữ “cắt bớt” để thay thế cho cựu ngữ “cắt bỏ”. Ối a, bớt hay bỏ, dù không có hân hạnh được tham gia phỏng vấn và trả lời như 25 nhà thơ “tiêu biểu” trong ngoài, kẻ hèn này cũng đã điếng cả hồn vía, sởn hết tóc gáy... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Ông Chánh Tổng Đặng chỉ làm “Chánh Tổng” ở đẩu ở đâu, chứ về Hà Nội thì ông đổi nghề. Mà nghề nào có sang trọng danh giá gì cho cam! Xách cái mõ đi đầu làng, cuối xóm... cốc... cốc... Thế mà cũng sợ bị... “ đào thải”!!! (...)
 
11.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Còn điều gì lãng mạn cho thơ, ngoài sự thật bị chối bỏ, ngoài những lời ca tụng? Về chia lũ cùng bạn bè? Hay mong đem tấm giẻ rách che lên con lũ dữ? Đau đớn thưa cùng chị, lũ là kẻ cướp, lũ là kẻ huỷ diệt, lũ là kẻ thù của lương dân. Tìm cách chống lại lũ hay ở chung với lũ cho vui hết biết? Hay nhởn nhơ thổi thêm cho lũ chút gió trên quê hương, để nó tiếp tục nhấn chìm khát vọng tự do của thế hệ đàn em?... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong bài “Gió thoảng trên quê hương tôi” của nữ sĩ Nguyễn Thị Hoàng Bắc, cái câu choáng nhất là câu: “Cứt đái, phân, lồn cặc, liếm giày, fuck, và fuck rồi đạp khỏi giường...v.v” (in chữ nghiêng!). Vừa liếc ngang bài viết thì cái câu này nhảy dựng lên một cú đầy ấn tượng! Nhưng nữ sĩ viết ra câu này để làm gì? Thì rõ ràng là để ném ngược vô mồm những kẻ phát ngôn chứ làm gì nữa! Nhưng mà... ai phát ngôn?... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Ha ha, cháy nhà lòi mặt sĩ phu! Cảm ơn, cảm ơn vô vàn bác Vương Thế Lan đã thực hiện một bức chân dung lập thể trung thực về tác giả Đặng Tiến. Bây giờ thì đã rõ trắng rệt đen rồi... (...)
 
10.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] THƠ ĐẾN TỪ ĐÂU sau khi ra đời đã gây ra một bối cảnh khá sôi nổi từ ý kiến, bình luận, tranh cãi từ các bạn văn và độc giả tiến đến mạ lỵ, tố cáo, chụp mũ với những từ ngữ khá mạnh mẽ lẫn thô bỉ, tục tằn, vượt qua nhiều lằn ranh tưởng tựơng của những người trước đó vẫn lạc quan tếu (tôi trong số những người này!) tin rằng thì là sự ồn ào trên tạp chí điện tử talawas có thể là một cách giúp PR tập sách tận tình... (...)
 
08.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí Đặng Thân sau khi đọc Thơ đến từ đâu không phải là tính thơ, không phải là tính văn chương. Đặng Thân dùng gần 5 ngàn chữ để quảng cáo cho một cuốn sách mà điểm đáng tiền nhất của nó là “tính giai thoại”... (...)
 
06.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Chắc rằng bác/chú cũng sẽ đồng ý với tôi là: khi mà hai người đối thoại “không cùng ngôn ngữ”, “không cùng tiếng nói” thì chắc chắn là phải dùng đến phiên dịch/thông ngôn. Không còn cách nào khác bác/chú ạ. Tôi đành phải chờ một người phiên dịch/thông ngôn, biết làm sao bây giờ... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nằm trên talawas cho cả vạn người đọc thì cũng bình thường thôi, mà vác về Hà Nội, đút đầu vô tròng kiểm duyệt cho bị cắt tai gọt mũi xong thì thình lình lại biến thành một tác phẩm có “tình yêu nước Việt, hòa giải và khoan dung”? Mà ai hòa giải với ai, ai khoan dung với cái gì, thì mới được cho là “mong muốn có đổi mới thực sự trong văn học”? Chịu đút đầu vô tròng kiểm duyệt thì “hy sinh” cho cái gì? Bị cắt tai gọt mũi thì mới có “tình thơ, tình người” hay sao?... (...)
 
05.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Cái đọng lại lớn nhất trong tâm trí tôi sau khi đọc Thơ đến từ đâu chính là tính giai thoại. [...] Tôi thấy những tác gia được nhớ tới thường đi kèm với những giai thoại khó quên về cuộc đời của họ, chứ không phải chỉ vì thơ. Ấy mà rồi qua bao năm tháng hầu như nhiều người hiếm khi nhớ được bài thơ hay đoạn văn của tác gia nổi tiếng nào, cái ăn sâu mãi vào tâm trí có chăng chỉ còn là những GIAI THOẠI về họ. [...] Với các giai thoại, các nhà thơ nhà văn đã trở nên “đáng yêu” và “dễ thương” hơn rất nhiều và càng làm cho họ được nhớ mãi... (...)
 
04.01.2010
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Bất cứ một chính quyền nào, bất cứ một xã hội nào — bất cứ một viễn cảnh của một xã hội tương lai nào — mà có sự tôn trọng đối với các nhà văn thì cũng đều phải cho họ được tự do tối đa để họ viết theo những cách khác nhau của riêng họ, theo những sự chọn lựa của riêng họ về hình thức và ngôn ngữ, và theo cái sự thật mà riêng họ phát hiện... (...)
 
29.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Tôi không ảo tưởng về kiểm duyệt của một chế độ toàn trị bất kì, nhưng cộng đồng chữ nghĩa Việt Nam hôm nay đang sống với vài huyền thoại rất vớ vẩn. Huyền thoại về hiện tượng inP là một. Vậy làm sao có thể nhận mặt ai là người kí sinh huyền thoại? Chỉ có kẻ trong cuộc mới có thể trả lời được câu hỏi này. Nếu họ không trả lời được — do tự huyễn hay ngoan cố hoặc ngu muội — thì người đọc có thể nhận ra bằng đọc lại căn cước họ hoặc nhìn vào tài năng hiện tại qua chính sáng tác của họ. Bởi đã từng xảy ra hiện tượng người viết ăn theo cái bóng của mình, tệ hơn nữa, ăn theo chính cái bóng của huyền thoại do mình tạo ra... (...)
 
27.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Không bên lề / không trung tâm / tôi trú trên đường biên // Không ngoài luồng / không chánh lưu / sống như thể không đường biên // Cũng chẳng có gì trầm trọng cả / mỗi các ông cứ dựng chòi / mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới... (...)
 
26.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Trong thời đại này, hình như một ý thức văn hoá cũng đồng thời là một ý thức về chính trị. Những ám ảnh về kiểm duyệt ở xã hội Việt Nam hiện tại một phần có thể do chính bản thân người viết, với nỗi sợ hãi lẫn hèn hạ tự thân... (...)
 
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Một khi quyền lực và quyền lợi thống nhất, như ở Việt Nam, thì quyền con người trở nên bấn loạn. Trong sự bấn loạn của quyền con người, tôi chỉ có một cách vớt vát là thể hiện tối đa quyền từ chối... (...)
 
19.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... đêm trước anh ngủ mơ / thấy những con chữ mình mẩy thương tích / bò chậm chạp lên người / chui vào thất khiếu vùng vẫy rên la / réo tên anh đòi mạng / anh thức giấc / sợ hãi kinh hoàng... (...)
 
15.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Nadine Gordimer: “Tất cả những gì nhà văn có thể làm, như một nhà văn, là tiếp tục viết ra cái sự thật như chính anh ta nhìn thấy. Đó là cái mà tôi gọi là “quan điểm riêng” về những sự kiện, cho dù là những sự kiện lớn của đại chúng như những cuộc chiến tranh và những cuộc cách mạng, hay là những sự kiện cá nhân và thân mật của đời sống thường nhật.” ... (...)
 
08.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Người biên tập thật đúng nghĩa phải là người bảo vệ cho tác phẩm, góp phần làm tác phẩm hoàn hảo hơn, và dũng cảm chống lại sự kiểm duyệt của chính quyền độc tài, chứ không để chính mình biến thành công cụ của hệ thống kiểm duyệt... (...)
 
07.12.2009
[VĂN HỌC & CHÍNH TRỊ] ... Thơ tôi đến từ đâu thì tôi đã nói sơ qua trong bài trả lời phỏng vấn của tôi do nhà thơ Nguyễn Đức Tùng thực hiện, đăng trên Talawas bộ cũ ngày 1.8.2006. Thơ hải ngoại đến từ đâu thì xin thưa tôi thực tình không biết vì tôi ít giao thiệp. Còn thơ trong nước? Có thể một phần lớn (xịn, ngầu nhất?) đến từ bàn tiệc rượu (và mâm thịt chó?)... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021