tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Dân chủ, văn minh và tolerance  [đối thoại]

 

Ông Phan Nhiên Hạo viết: “Đây không phải là thời để khai hoá. Sống trong xã hội dân chủ, cái gì không phạm pháp là được, còn khó có thể nói ai văn minh hơn ai.” Xin phép không đồng ý. Người Việt nam, trong và ngoài nước, đã tiến bộ nhiều so với thời Phan Châu Trinh kêu gọi khai dân trí, nhưng vẫn còn rất nhiều giá trị tinh thần cần học ở Tây phương. Người Việt hải ngoại được thâu nhận vào những xã hội dân chủ văn minh chứ họ không sáng lập và phát triển nền dân chủ đó, cũng không được đi qua hệ thống giáo dục Tây phương để học hỏi những giá trị dân chủ văn minh. Do đó cần phải tự học hỏi. Khăng khăng cho rằng mình đã đủ “văn minh” không cần học hỏi gì nữa là một dấu hiệu của đầu óc u tối. Ở Việt Nam thời đóng cửa mà có thái độ đó thì còn hiểu được, ở Mỹ và là người cầm bút mà còn nghĩ như vậy thì thật đáng trách.

Thế nào là văn minh? Không cần suy nghĩ nhiều cũng thấy là chế độ chính trị ở Mỹ “văn minh” hơn ở Việt Nam hay Iran; những trang web như Tiền Vệ, Talawas, Da Màu “văn minh” hơn rất nhiều những website khác trong nước và hải ngoại. Tôi cho rằng một trong những tiêu chuẩn căn bản của văn minh là tolerance. Tôi không biết có chữ Việt nào dịch đúng chữ tolerance không.[*] Nếu không có, thì điều đó cũng nói rất nhiều về con người và trình độ văn minh của Việt Nam hiện nay, vì người Việt không cảm thấy cần dùng từ ấy.

Tolerance là một điều kiện tối cần của dân chủ, vì không có nó thì dân chủ chỉ là một thứ dân chủ giả hiệu, bầy đàn, số đông đàn áp thiểu số, kiểu “dân chủ” của những tòa án đấu tố thời cải cách ruộng đất, những pogroms, hay của một số cộng hòa Hồi giáo như Iran.

Tolerance không có nghĩa là không được phép bày tỏ sự bất đồng ý của mình với những ý kiến khác biệt, nhưng phải làm chuyện đó một cách công bằng, văn minh, không chụp mũ, hăm dọa hay làm áp lực thái quá (undue pressure). Những nhóm “cực đoan” thường nói là họ chỉ biểu tình như pháp luật cho phép, và đó là một hành động dân chủ. Nhưng biểu tình với thái độ hung hãn, la hét, hăm dọa, tạt sơn, tạt nước mắm, dùng ngôn ngữ hạ cấp, xô đẩy, hành hung, làm áp lực vào gia đình, cha mẹ nạn nhân, làm phiền, phá phách công ăn việc làm chính đáng... những cái đó không thể gọi là hành xử dân chủ hay văn minh. Tôi không biết tất cả những trò đó có được dùng trong vụ Brian Đoàn/Lý Tống vừa rồi không, nhưng chúng đã được dùng thường xuyên bởi những nhóm tôi tạm gọi là cực đoan.

Quan trọng nhất là, nếu mục đích cuộc biểu tình để răn đe, đàn áp quyền phát biểu của người khác thì không thể gọi là hành động dân chủ hay văn minh, mà chỉ là tập tành theo cái kiểu Quốc xã, Cộng sản hay Hồi giáo cực đoan sách động biểu tình để hăm dọa, đàn áp những kẻ không đồng quan điểm với mình (từ lúc chưa nắm chính quyền).

So sánh những hành động của những nhóm cực đoan với cuộc tranh đấu của người da đen tại Mỹ thì rất sai. Người da đen chống đối áp bức và đòi hỏi bình đẳng và tolerance, chính con cháu người Việt nhập cư cũng đang được thừa hưởng những thành quả của cuộc tranh đấu đó. Còn những nhóm cực đoan thì dùng mọi cách để cổ võ intolerance và không cho phát biểu các ý kiến dị biệt, tức là đi ngược trào lưu văn minh của nước Mỹ.

Cũng biết rằng người Việt tỵ nạn lớn lên trong một xã hội intolerant và mang những ám ảnh nặng nề từ cuộc chiến trong quá khứ nên tolerance không phải là một chuyện dễ dàng đối với nhiều người. Nhưng được nhận món quà tự do dân chủ, thiết tưởng điều tối thiểu mà ta có thể làm là hãy dùng tinh thần dân chủ để đối xử với người khác, kể cả những người không đồng ý kiến với mình. Kể như trả một món nợ tinh thần, và cũng để tránh làm nhơ nhuốc lý tưởng chống độc tài, làm mất sự ủng hộ của dân chúng và truyền thông chính mạch, của giới trẻ gốc Việt, và của dân chúng trong nước. Đọc bài báo kể lại việc nhóm người Việt chống cộng kéo đến Cypress College để đòi bỏ bức ảnh của Brian Đoàn và đồng thời tặng ông hiệu trưởng bức hình công an bịt miệng nhà phản kháng Nguyễn Văn Lý, không khỏi cảm thấy buồn cười và tự hỏi ông hiệu trưởng nghĩ gì về sự mâu thuẫn này.

Hồi đó đọc những bài viết sặc mùi đấu tố đồng nghiệp của thời Nhân văn Giai phẩm đăng lại trên Talawas, cũng như những bài văn nô trên báo Công An và vài báo khác trong nước viết để đánh các tác giả ngoài lề, tôi không khỏi kinh tởm tự hỏi tại sao con người có thể trở thành thô bỉ như vậy. Do đó tôi đã viết những lời phẫn khích mà ông Trần Kinh Hà đã có nhã ý nhắc lại. Xin cám ơn ông Phan Nhiên Hạo đã “tân trang” cho câu viết của tôi (kiểu “sáng tác” này hình như đang thịnh hành trên tiền vệ!) nhưng tân trang kiểu đó thì đi ngược lại ý chính. Sự khinh bỉ của tôi không bao giờ dành cho người có ý kiến dị biệt, mà chỉ dành cho những người cầm bút hùa theo số đông hay phe mạnh để ăn hiếp họ. Dù là dưới danh nghĩa “nhân dân” hay “cộng đồng”.

 

_________________________

[*]Tolerance: Từ điển tiếng Việt dịch là lòng khoan dung, sự tha thứ, sự kiên nhẫn, sự chịu đựng, sức chịu đựng. Tất cả những từ này đều không dịch được chữ tolerance, mà từ điển tiếng Anh định nghĩa là “willingness to recognize and respect the beliefs or practices of others” (Worldnet): lòng sẵn sàng công nhận và tôn trọng những tín ngưỡng/tin tưởng hay thói quen/cách xử sự của kẻ khác; hoặc :”the disposition, ability or willingness to be fair towards and accepting of different religious, political, etc beliefs and opinions” (Bookshelf): tính, khả năng hay sự sẵn lòng công bằng với và chấp nhận (sự tồn tại của) những tin tưởng và ý kiến liên quan đến tín ngưỡng, chính trị, v.v. Tolerance không có nghĩa là đồng ý với mọi ý kiến, mà chỉ có nghĩa là tôn trọng sự phát biểu mọi ý kiến khác biệt. Tôi nghĩ chữ dung dị có thể dùng để dịch được tolerance, nhưng dung dị đã có một nghĩa khác là giản dị. Vậy xin để nguyên chữ tolerance.

 

 

-------------------

Các bài liên hệ:

21.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi xin minh định: tôi hoàn toàn ủng hộ cuộc biểu tình của đồng bào người Việt tỵ nạn đối với một số tác phẩm trong cuộc triển lãm FOB II: Nghệ Thuật Lên Tiếng... (...)
 
20.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi cho rằng lấy những tiêu chuẩn “trí thức” để phán xét người khác có văn minh hay không là thái độ trịch thượng. Đây không phải là thời để khai hoá. Sống trong xã hội dân chủ, cái gì không phạm pháp là được, còn khó có thể nói ai văn minh hơn ai... (...)
 
19.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi ủng hộ ý tưởng của ông Phạm Quang Tuấn rằng chống một chế độ độc tài thì hoàn toàn không đồng nghĩa với việc dung dưỡng, tạo điều kiện cho một chế độ độc tài khác thay vào đó. Tất nhiên cái ngày mà loại người này có cơ may trở thành những nhà cầm quyền độc tài thì còn xa tít tắp, có lẽ không bao giờ đến, nhưng ngay hôm nay họ đã có khả năng làm nhục chúng ta... (...)
 
18.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Để chê bai Hồ Chí Minh, có người nói: “Kể ra thì ‘Tư tưởng Hồ Chí Minh’ cũng không có gì mới lắm, sâu sắc lắm”. Tư tưởng gì mà không mới, không sâu sắc? Hồ Chí Minh chỉ là người hành động, làm gì có tư tưởng... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Thích hay không thì tùy, nhưng không thể căn cứ vào “lối suy nghĩ” để cho rằng ai đó là độc tài. Nếu nhà nước Việt Nam chỉ “suy nghĩ” mà không đàn áp bằng bạo lực, sẽ không ai gọi họ là nhà nước độc tài... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Sự thực ở đây chẳng phải là “độc tài” hay “dân chủ”, mà là giới trẻ (sồn sồn) hải ngoại (loe hoe) hai ba mạng tự vỗ ngực xưng mình là “nghệ thuật... lên tiếng”, ... chủ quan, kiêu căng và vô tâm đến mức không thể / không hề nghĩ rằng “cái thế giới và cái kỳ vọng” đó nó có đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số đồng bào tỵ nạn Cộng Sản hay không... (...)
 
17.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Không ai ngớ ngẩn mà so sánh khả năng áp bức của những người Việt hải ngoại cực đoan với khả năng áp bức của chính quyền trong nước. Cái đáng so sánh là lối suy nghĩ, hành xử của hai bên. Nhìn vào lối suy nghĩ và hành xử này, tất phải nghĩ rằng nếu có được những phương tiện của nhà cầm quyền trong nước, họ sẽ không ngần ngại sử dụng chúng y như vậy... (...)
 
16.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Dư luận trong nước đang bàn tán nhiều về bài viết “Một nền văn học thực dụng tủn mủn” của nhà văn Nguyễn Đình Chính, thì có tin tiểu thuyết Online balô của ông vừa tung ra thị trường phát hành trước tết vài ngày (do nhà xuất bản Hội Nhà Văn cấp giấy phép) đã bị cấm tái bản... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nếu mang khẩu súng đã bắn tổng thống John F. Kennedy ra bán đấu giá thì cũng sẽ có người mua, với giá cao hơn, nhưng súng vẫn là súng và Lee Harvey Oswald vẫn là kẻ giết người... (...)
 
15.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lý lẽ kiểu ông Phạm Quang Tuấn, cho rằng phản ứng quyết liệt của người Việt hải ngoại (tất nhiên không phải tất cả) trước các biểu tượng cộng sản cũng tương tự như sự đàn áp của chế độ độc tài trong nước, là không thuyết phục... (...)
 
14.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lý Tống không phải là một “anh hùng đơn độc” mà là một khuôn mặt của một lực lượng độc tài tư tưởng. Lực lượng này dùng đủ mọi thủ đoạn hèn kém hay thô bạo để tiêu diệt tự do phát biểu của những người bất đồng ý kiến, nhất là người cầm bút và các nghệ sĩ khác, và chăm chú vào việc kềm chế và tiêu diệt những lối suy nghĩ mới của giới trẻ... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Trong bài thơ “Tao là đứa bé ngoẻo trên lưng Linda Lê”, tôi viết: Một người thông minh & lương thiện thì không thể cộng sản, / Một người thông minh mà cộng sản thì không thể lương thiện, & / Một người lương thiện mà cộng sản thì chắc chắn không thông minh... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cái quỷ gì vậy? Tại sao lại có một lối dạy ngớ ngẩn như thế? Ai cho họ cái quyền cưỡng bách trẻ con kính yêu một người nào đó? Và tôn thờ? Chuyện này điên rồ quá đi thôi, bố ơi... (...)
 
13.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một nền giáo dục văn minh và biết tôn trọng sự phát triển tư duy độc lập của con người thì không bao giờ có thể chấp nhận một trò nhồi sọ ngu xuẩn rẻ tiền như vậy... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] (Ý kiến bằng hình) ... Viếng phố khổ, coi mồ chôn... (...)
 
12.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Xin thưa: Vấn đề ở đây không phải là “chống cộng”, mà là “chống độc tài”. Độc tài dưới mọi hình thức, mọi chế độ — cộng sản, cộng hoà, dân chủ. Phản kháng, chống đối một chế độ độc tài vô cùng nham hiểm nhưng bất tài... (...)
 
11.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] (Ý kiến bằng hình) Bức ảnh kỷ niệm Đỗ Kh. chụp chung với Lý Tống... (...)
 
09.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Cự nự gì các chàng hang cau có cay cú du côn / Hung hăng bọ xít hôn hít hụt hịt // Dằng dặc gót giầy dẫm giẫy / Kêu như cha chết kền kệt kèn kẹt... (...)
 
07.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Đất nước” không phải là mảnh đất xinh đẹp này, mà là một quyền lực rất trừu tượng, mơ hồ, nguy hiểm. “Dân tộc” không phải là mọi đồng bào cùng một màu da, một dòng máu, mà chỉ là một nhóm người đầy quyền lực, tiền tài, ngất ngưởng trên cao. “Nhân dân” không phải là hơn tám chục triệu con người khốn khổ này, mà là một bàn tay vô hình có thể siết họ cho đến chết!... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Cô ấy sống trong một quốc gia cộng sản, nhưng hãy nhìn cô ấy. Cô ấy nhìn về chốn khác, mơ mộng xa xăm...” (...)
 
06.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Website Tiền Vệ bị kết án là “một trang web chuyên về thơ văn chống phá đất nước, thơ nhảm nhí, tục tĩu.” Đồng thời, một số nhà thơ trên Tiền Vệ được đem ra đánh để làm gương... (...)
 
01.02.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... hôm nay là ngày 31 tháng 1 / bốn mươi mốt năm xưa / năm một chín sáu tám / một đêm không gió lại không mưa / miền bắc đã ồ ạt xua quân định cưỡng chiếm / miền nam // vi phạm trắng trợn thỏa hiệp ngưng bắn / trong dịp dân chúng chuẩn bị đón xuân về / thảm sát dã man bắn giết đồng bào vô tội / biến huế thành nấm mồ / tập thể... (...)
 
31.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Nè “Sống chiến đấu lao động và học tập noi gương Bác Hồ vĩ đại” Yeah! Nè “Toàn Đảng toàn dân quyết tâm xây dựng đời sống mới thắng lợi mới” Yeah! Nè “Đảng là niềm tin của nhân dân” Yeah! Nè “Dân không có Đảng như cá không có nước” Yeah! Nè “Mừng Đảng đón xuân” Yeah! Nè… Nè… Nè… nè nè nè … Nè… Nè… Nè… Yeah Yeah Yeah!... (...)
 
21.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Cả thủ đô Washington trở thành một lễ hội vĩ đại. Cả đất nước Hoa Kỳ dâng trào niềm vui, và biết bao người đã nhỏ lệ vì xúc động... Thế nhưng, trông người mà ngẫm đến ta. Cũng là President, nhưng các ông President (Chủ tịch nước) của ta đã thay nhau nhậm chức, mà không một người dân nào thèm lưu ý đến... (...)
 
17.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng mọi giới khắp nơi. Để kiếm sống, và nhất là ở nước ta, nghề nào cũng quí báu kể cả nghề tham nhũng của cấp lãnh đạo... (...)
 
15.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Đã bắt đầu tiến trình tan rã của những nỗ lực giáo dục của cả gia đình và xã hội. Và thủ phạm chính, ai cũng có thể chỉ ra, là những “tấm gương” nhũng lạm tài sản tinh thần và vật chất công cộng, chính những kẻ núp bóng dưới danh từ “đầy tớ nhân dân” đang công khai thụ hưởng vinh hoa phú quí từ vô số những nguồn của cải bất minh... (...)
 
12.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Có đôi khi tôi thấy không có đất nước nào quái dị hơn Việt Nam, một đất nước hơn 85 triệu dân, trong đó có ít nhất cũng 81% xoá mù chữ, và đội ngũ trí thức chiếm 21% - một con số không quá nhỏ! Vậy mà tất cả bị thao túng, bị điều khiển một cách mù mờ, lọ mọ bởi khoảng 4%... (...)
 
02.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Khi được chọn làm Tổng biên tập, một người phải đứng giữa hai chọn lựa mâu thuẫn (nghe có vẻ rất hiện sinh): Một, là làm một công cụ trung thành tuyệt đối. Hai, làm một con người bình thường với những luân thường đạo lý của nó. Không ai có thể cùng lúc làm tốt hai việc này. Bởi vậy, những kẻ còn chút lương tri phải “dung hoà” được để tồn tại... (...)
 
01.01.2009
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi tin là không có người nào có chút lương tri mà không thấy ngậm ngùi. Trong khi thế giới càng ngày càng tự do, riêng Việt Nam, quyền tự do — vốn đã ít ỏi — càng ngày lại càng bị bóp nghẹt... (...)
 
29.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... “Tanaka Masao - một cảnh sát viên của tỉnh Gunma đang tham gia điều tra vụ hàng không Việt Nam, có cha từng là cố vấn quân sự cao cấp của Việt Minh, nói như thế này với báo chí Nhật: Tôi không thể tưởng tượng và hiểu được, tại sao một dân tộc có 4,000 năm văn hiến, dũng cảm, lại để thế hệ con cháu phải đi làm nô lệ ở xứ người như vậy”... (...)
 
28.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Những ngày cuối năm 2008 đang từ từ trôi qua mái nhà, những người dân nghèo vẫn đang héo ruột vì chuyện cơm áo gạo tiền mùa giáp tết, và câu chuyện vẫn phải bỏ dở như một công trình đang được thi công nằm chình ình giữa phố trước bao con mắt cam chịu và hoài nghi... (...)
 
27.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Mời bạn đọc xem một bản tin của VIETNAMNET ngày 26/12/2008 để biết cách hành xử của chính quyền vì dân và do dân... (...)
 
22.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] Cứ sau mỗi trận bão, người dân quê rơi vào khó khăn, nhà cửa, tài sản hư hại, người chết..., thì chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh tưng bừng như mở hội, cờ đỏ sao vàng bay phất phới... Vì sao?... (...)
 
09.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Tôi mới đọc bài báo “Cam kết với dân (ODA)” dưới đây của nhà báo Huy Đức, một nhà báo nhạy bén và rất can đảm ở Việt Nam hiện nay. Huy Đức viết về một số sự kiện chung quanh việc nhà tài trợ ODA của Nhật đình chỉ việc cho Việt Nam vay nhẹ lãi trong các công trình phát triển và xây dựng đất nước... (...)
 
05.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Lịch sử dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 đến nay có thể tóm tắt vào một chữ: Nhục. [...] Nhục quá đi chứ? Chỉ có những kẻ vô liêm sỉ mới không thấy nhục... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] (phỏng vấn nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh) ... Nếu Thượng Ðế ban cho tôi ba điều ước, tôi chỉ ước một điều: làm ơn bứng Ðảng Cộng sản khỏi Việt Nam và hốt giùm 3 triệu đảng viên bỏ lên sao Hoả!... (...)
 
03.12.2008
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Một dân tộc vốn tự hào là ra ngõ gặp anh hùng, thế nhưng 80 triệu người Việt Nam đã câm lặng chịu nhục hoặc thờ ơ vô cảm. Chính quyền hiện hữu đã thành công trong việc triệt tiêu sức đề kháng của dân tộc... (...)
 
[CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI] ... Giai cấp hiện nay chúng ta cần thể hiện tình thương yêu là giai cấp nào? Tại sao giai cấp ấy lại cần thương yêu mà không phải là toàn thể nhân dân?... (...)

 

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021