tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Nghêu Sò Ốc... Sến!  [đối thoại]

 

Nhiều người nói Nghệ thuật sân khấu Tuồng Việt Nam ta đã đến thời... “mạt vận”, nhưng mình không tin chút nào. Đấy là chẳng qua mình vừa đọc được một bài viết này của Bùi Thị Lài trong mục Đối Thoại trên Tiền Vệ.

Nhưng khoan hẵng nói về những gì tác giả Bùi Thị Lài đề cập trong bài viết ấy, mình muốn “rà xét lại” cái “nghệ thuật sân khấu Tuồng” của Việt Nam ta trước đã.

Có thể nói, người Việt Nam chúng ta, chắc ai cũng đều được xem vở tuồng hài Nghêu Sò Ốc Hến ít nhất một lần trong đời, mình được xem hai lần, trên tivi thôi, một lần trước “giải phóng” ở miền Bắc, và một lần sau “giải phóng” ở miền Nam. Tức là, Nghêu Sò Ốc Hến là một vở tuồng rất chi là... “nổi tiếng” của sân khấu Tuồng Việt Nam ta. Và mình nghĩ, những nhân vật trong Nghêu Sò Ốc Hến, tuy là “hư cấu” cả đấy, nhưng dường như tất cả đều trở thành “những nhân vật lịch sử”. Về những cái gì gọi là “tính nghệ thuật”, “tính nhân văn”, “tính quần chúng”,... hay thậm chí, “tính Đảng”, thì mình không đủ “trình” để có thể “bàn loạn” đến. Mình chỉ xin “tán phét” về cái “tính lịch sử” của vở tuồng “hài lăn hài lóc” này.

Thường thì các tác giả lấy nguyên mẫu nhân vật ở ngoài đời rồi “hư cấu” thành nhân vật trong tác phẩm của mình. Thì “đời là một vở kịch vĩ đại” mà lị! Hình như Hamlet đã “thốt” lên như thế?! Riêng mình thì mình lại thấy như thế này: có vẻ như ở Việt Nam ta, điều ngược lại cũng đúng, nghĩa là, “kịch là một vở... đời vĩ đại”! hehe...

Đây nhá, mình xin dẫn chứng bằng những nhân vật của Nghêu Sò Ốc Hến như sau:

Trong vở tuồng (kịch) có nhân vật tên Nghêu làm nghề bói toán, thì ở “vở đời” cũng “quả dứa”, cũng có một nhân vật đã “đoán nhăng đoán cuội” về cái thời của Lê Lợi Nguyễn Trãi, rồi “sáng tác” thành tiểu thuyết “hội thề hội thốt” gì đó. Hoặc như, cũng ở “vở đời”, mới đây thôi, có một nhân vật đã “đoán mò” rằng tháp nghiêng Pisa thì ở thủ đô Rome của nước Ý xinh đẹp, để từ đó, cũng “sáng tác” thành những dòng thơ... “nghiêng vĩnh cửu” về tình yêu, “tự sướng” với nhau trong “Ngày thơ Việt Nam”...

Nhân vật kế tiếp mình muốn “dẫn chứng” là nhân vật “Ốc”. Trong vở tuồng hài, nhân vật này có “tay nghề” là ăn trộm rất giỏi, tiếng tăm vang lừng... chợ Huyện. Và “hắn ta”, không những “đào tường” chán chê ở chợ Huyện, còn mò ra “đây”, “mượn đỡ” ý tưởng của nghệ sĩ khác để làm “thơ tân hình thức” của mình. Cái “chủ nghĩa tích cực cầm nhầm” này của một anh “đào tường” nọ, không là “ăn trộm” thì là gì hả trời?!

Cái nhân vật “Trần Sò” trong vở kịch là con Trưởng Làng. Thì nhân vật của “vở đời” cũng là “con” của “Trưởng Làng” đấy thôi. Cái Hội Nhà Văn Việt Nam chẳng là một cái “làng” là gì?! Và “Trưởng Làng” thì ai ai cũng biết là cái Đảng Cộng sản Việt Nam nhà ta đó! Chúng ta hãy xem cái “hình hài” của “Trùm Sò” ở đây mà xem! Đúng “y chang” điệu bộ của một “con Trưởng Làng” rồi còn gì!

Và cuối cùng, dĩ nhiên, “tam sao” thì có “thất bản”. Tức là mình nói đến cái tên nhân vật “thị Hến” ý! Nhân vật “thị Hến” của vở kịch, cũng vậy, “thị ta” ưỡn ẹo một hồi thành... “thị Sến”, như tác giả Bùi Thị Lài có nhận xét về cái nhân vật nữ làm thơ “nghiêng vĩnh cửu” mà mình đã nói ở trên.

Nói tóm lại, nếu Nghêu Sò Ốc Hến là một vở tuồng hài “vĩ đại”, thì “vở đời Nghêu Sò Ốc... Sến” mà chúng ta luôn được chứng kiến trên cái “làng Việt Nam” thân thương, là một vở “kịch cỡm” vĩ đại! Ngao ngán thay!

 

 

------------------

Bài liên quan:

02.03.2011
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... Nhìn tấm hình ông Chủ Tịch HNVVN Hữu Thỉnh trao tặng giải thưởng tiểu thuyết cho tác giả Hội Thề Nguyễn Quang Thân, tôi thấy có một cái gì thật xiêu lệch, bất ổn trong thái độ của cả hai vị ấy... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... toan tính tuyệt tác / tưởng tượng chẳng ngán / đảo điên hắc bạch / lịch sử lật tung / tự trào dân tộc / báng bổ cha ông / liếm đít ngoại địch / thiên triều thần phục / thế dân bán nước / tuyệt tác tuyệt tác / giả(i) nhì giả(i) nhất / tuyệt tác tuyệt tác / tiền boa tới tấp... (...)
 
[CHUYỆN VĂN NƯỚC TA] ... “Hội thề” không hẹn mà gặp, lại trùng với “tâm huyết” và dụng công của ông chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đang thực thi kế hoạch “kinh phí của nhà nước cấp cho các bác để o bế quan hệ với Trung Quốc”, “ Cái này nó liên hệ mật thiết tới... tiền”, nên tác phẩm này của Nguyễn Quang Thân bỗng như lân gặp pháo, như mèo gặp mỡ... dẫn đến giải thưởng cao nhất của cuộc thi tiểu thuyết, âu cũng là điều dễ hiểu vậy... (...)
 
24.02.2011
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Với màn trình diễn thơ của nhà thơ Vi Thùy Linh và nghệ sĩ Đào Anh Khánh, ông Đỗ Nguyên Phong cho là “hơi rởm”, còn ông (bà?) SGN thì cho là “sến nổi cả da gà”. Riêng mình, thì Lài nghĩ rằng nên gọi nó là “Tân Sến”... (...)
 
23.02.2011
[NGÀY THƠ VIỆT NAM]... Trong đoạn thơ ngắn của Vi Thùy Linh, cô nhắc hai lần chữ La Mã/Rome. Nhưng tháp nghiêng Pisa không nằm ở La Mã (hay Rome hay Roma). Nó nằm ở thành phố Pisa. Thành phố Pisa là thủ phủ của tỉnh Pisa thuộc miền trung nước Ý (...)
 
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Nói dáng nghiêng của tháp Pisa mà in lên nền trời Roma thì chẳng khác chi nói dáng đứng của tháp Chàm mà in lên nền trời Hà Nội!... (...)
 
22.02.2011
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Vừa qua Ngày Thơ Việt Nam xảy ra lắm sự vụ tếu táo dzui dzẻ trẻ trung, cạnh đó còn có mấy nỗi nghiêm nghị như thế này... (...)
 
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Quý ông Đỗ Nguyên Phong trích dẫn trong mẩu Đối Thoại “Đột biến” hay “mượn đỡ” đồ cũ? một đoạn thơ của một nữ sĩ mà ông cho là “hơi rởm”, thì e quý ông chưa “sành điệu” chăng? ... (...)
 
21.02.2011
[NGÀY THƠ VIỆT NAM] ... Cái gọi là “đột biến” trong màn trình diễn thơ của Vi Thùy Linh chỉ có nghĩa là, về thơ thì chị chỉ nhắc đến cái tên của tháp Pisa nghiêng ở Ý để làm sang, còn về hình thể biểu diễn thì chị “mượn đỡ” từ các bức tranh mà René Magritte đã vẽ cách đây gần một thế kỷ!... (...)

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021