tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
đối thoại
Nhận xét về bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera) của Cao Việt Dũng (phần I)  [đối thoại]

 

Về vấn đề dịch tiểu thuyết «Vô Tri»tiểu thuyết «Những kẻ thiện tâm», tôi sẽ quay lại vào một dịp khác. Hôm nay, xin gửi tới Tiền Vệ những nhận xét về dịch thuật truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (nguyên tác «La pomme d’or de l’éternel désir») của Milan Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch và xuất bản trong tập truyện ngắn Những mối tình nực cười (nguyên tác Risibles amours), nhà xuất bản Văn học phối hợp cùng công ty Nhã Nam xuất bản năm 2009.

Bản Pháp văn, tôi dẫn theo tập truyện ngắn Risibles amours của M.Kundera, NXB Gallimard in năm 1994.

Bản Việt văn có thể đọc được ở: http://www.saigongate.com/truyenngan.aspx?id=1770

Trước hết, xin được nói luôn rằng, theo tôi, trong dịch thuật, không nên có khái niệm “lỗi sai ít” và “lỗi sai nhiều”. Đã sai là sai, nhất là với những nhà văn như Kundera, mỗi từ viết ra đều mang ý nghĩa. Xin lấy ví dụ câu này: «... et le samedi à deux heures je vins prendre Martin devant chez lui» (tr.62) được anh Cao Việt Dũng dịch là «... và thứ Bảy vào hai giờ chiều tôi đến nhà Martin để đón anh», trong khi lẽ ra phải dịch là: «... và thứ Bảy vào hai giờ chiều tôi đến đón Martin ở trước nhà anh». Có thể ai đó sẽ nói tôi quá khắt khe, thiếu mỗi chữ “trước” mà cũng đưa thành lỗi. Xin giải thích: một chữ “trước” thôi nhưng quan trọng lắm, Martin là đàn ông có vợ, lại vừa sợ vừa yêu vợ, chẳng dại gì để vợ nghi tối ấy cùng bạn đi tán gái, nên phải đợi sẵn ở cửa để bạn phóng xe tới đón là đi ngay.

Hoặc một câu khác: «... la jeune fille tendit quelques pièces de dix centimes à l’employée...» (tr.61), anh Cao Việt Dũng dịch là: «... cô gái đưa cho người nhân viên vài xu...», trong khi lẽ ra phải dịch là: «...cô gái đưa cho nữ nhân viên vài đồng mười xu...». «Vài xu» và «vài đồng mười xu» có thể không khác nhau mấy, nhưng một độc giả tinh ý sẽ nhận thấy: 1/ cô gái có lẽ không phải là người keo bẩn; 2/ người kể chuyện (cũng là người có ý định tán tỉnh cô) đã rất chăm chú theo dõi cô gái, đến độ nhìn rõ cả những đồng xu mà cô đưa cho nữ nhân viên phòng gửi áo khoác...

Tóm lại, yêu cầu tối thiểu của dịch thuật là đúng nghĩa.

Bây giờ, ta sẽ đi vào xem xét bản dịch của anh Cao Việt Dũng. Trước tiên, xin đọc một đoạn khá dài và quan trọng:

«Il me semble parfois que toute ma vie polygame n’est qu’une imitation des autres hommes; je ne nie pas trouver un certain plaisir à cette imitation. Mais je ne peux m’empêcher de penser qu’il y a dans ce plaisir ce je-ne-sais-quoi de tout à fait libre, gratuit, révocable, qui caractérise la visite d’une galerie de tableaux ou de la découverte de paysages exotiques et n’est nullement soumis à cet impératif catégorique que je pressens derrière la vie érotique de Martin. Ce qui m’en impose chez Martin, c’est bien cet impératif catégorique. Qu’il prononce un jugement sur une femme, il me semble que la Nature en personne, la Nécessité elle-même s’expriment par sa bouche» (tr.68)

Được anh Cao Việt Dũng dịch như sau:

«Đôi khi tôi thấy dường như toàn bộ cuộc đời nhiều mặt của mình chỉ là một bắt chước những người khác; tôi không chối là có thấy một khoái cảm nào đó đối với sự bắt chước đó. Nhưng tôi không thể ngăn mình nghĩ rằng trong khoái cảm đó có cái-gì-đó hoàn toàn tự do, dễ dàng, có thể đảo ngược, nó đặc trưng cho cuộc tham quan một galerie tranh hay sự khám phá các phong cảnh xa lạ và không chút nào chịu ảnh hưởng cái quyền lực tuyệt đối mà tôi cảm thấy sau cuộc đời tình dục của Martin. Điều tôi phục ở Martin chính là cái quyền lực tuyệt đối này. Khi anh phát biểu một lời đánh giá về một người phụ nữ nào đó, tôi thấy dường như chính Tự nhiên, chính sự Cần thiết đang nói qua miệng của anh.»

Theo tôi, dịch «impératif catégorique» thành «quyền lực tuyệt đối» chứng tỏ người dịch không hiểu điều mình đang dịch. Thứ nhất, không hiểu danh từ «impératif» có nghĩa là «mệnh lệnh» chứ không phải «quyền lực». Thứ hai, không hiểu cụm từ «impératif catégorique» là một thuật ngữ nổi tiếng trong triết học Kant, nguyên gốc tiếng Đức là kategorischer Imperativ, vi.wikipedia dịch là «lệnh thức tuyệt đối»,[1] còn ông Bùi Văn Nam Sơn và các học giả, dịch giả khác dịch một cách chính xác hơn là «mệnh lệnh nhất quyết».[2] Có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu cả ngoại ngữ lẫn Việt ngữ về khái niệm này. Ở đây, tôi xin lấy lại một vài ý chính: theo Kant, quy luật cơ bản của luân lý mang hình thức của một «mệnh lệnh», có hai loại «mệnh lệnh» – «mệnh lệnh giả thiết» và «mệnh lệnh nhất quyết». Trong khi «mệnh lệnh giả thiết» là mệnh đề qui phạm với tiền giả định về một sự “nếu... thì” cho một hành động hướng đến một mục đích, thì «mệnh lệnh nhất quyết» là mệnh đề «phải là», vô điều kiện, biểu thị một hành vi như là cho chính nó, không liên quan tới một mục đích nào khác...[3]

Trong truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu», «mệnh lệnh nhất quyết» có thể được coi là một trong những từ khóa để thâm nhập nội tâm nhân vật Martin - một người đàn ông yêu vợ (người phụ nữ mà anh cho là «tuyệt nhất», là «tiêu chí tối cao» của mọi phụ nữ), nhưng lại luôn bị một nguyên tắc trừu tượng vô hình mà tác giả gọi là «mệnh lệnh nhất quyết» biến thành một Don Juan mê mải chạy theo đàn bà, để vừa chạy vừa nhớ về «tổ ấm gia đình». Cứ như thế, anh rơi vào cái vòng lẩn quẩn, vừa hết lòng yêu vợ vừa không ngừng tán tỉnh người khác, và những quan hệ này mãi mãi chỉ dừng lại ở mức độ «ham muốn», được ví von một cách hơi «cường điệu» ở cuối truyện, với trái táo cấm óng ánh sắc vàng đong đưa trước mắt mà Martin sẽ không bao giờ với tới được. Đó chính là ý nghĩa của tựa đề tác phẩm.

Vì thế, theo tôi, để độc giả Việt ngữ có thể hiểu ý nghĩa triết học của truyện ngắn này của Kundera, dịch giả Cao Việt Dũng nhất thiết phải chú giải cụm từ «impératif catégorique».

Có lẽ chính dịch giả Cao Việt Dũng cũng không hiểu cụm từ này nên đã mắc nhiều sai sót nữa trong khi dịch đoạn trên. Ví dụ «vie polygame» (có nghĩa là «cuộc đời đa thê thiếp», «cuộc đời đa tình») nhưng anh lại dịch thành «cuộc sống nhiều mặt», hay «des autres hommes» (có nghĩa là «những người đàn ông khác») nhưng anh lại dịch thành «những người khác». Đặc biệt từ «la Nécessité» bị dịch thành «sự Cần thiết», nên không họa được vào từ «la Nature» (có nghĩa là «Tự nhiên») đứng ngay trước đó và mất hẳn ý nghĩa triết học trong văn cảnh. Trên thực tế, từ «la Nécessité» từ lâu nay đã được các học giả Việt Nam dịch là «Tất định»[4] hay «Tất yếu».[5] Ngoài ra, anh Cao Việt Dũng cũng dịch sai tính từ «révocable» (nghĩa là «mong manh», «ngắn ngủi», «tạm bợ») thành «có thể đảo ngược được».

Theo tôi, đoạn trên phải được dịch như sau :

«Đôi lúc tôi có cảm tưởng rằng toàn bộ cuộc đời đa tình của mình chỉ là một sự bắt chước những người đàn ông khác; tôi không phủ nhận là cũng thấy ít nhiều khoái cảm trong sự bắt chước đó. Nhưng tôi không thể không nghĩ rằng trong khoái cảm đó, có một cái gì rất khó định nghĩa, hoàn toàn tự do, dễ dãi và mong manh, thường xuất hiện mỗi khi ta xem triển lãm hay khám phá các phong cảnh xa lạ, và không phục tùng chút nào cái mệnh lệnh nhất quyết mà tôi dò thấy đằng sau cuộc đời tình ái của Martin. Ở Martin, điều cực kỳ ấn tượng với tôi chính là cái mệnh lệnh nhất quyết này. Khi anh mở miệng đánh giá một phụ nữ nào đó, tôi có cảm tưởng như đích thân Tự nhiên, đích thân Tất yếu đang nói qua miệng anh».

Tạm kết luận: vì bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» có quá nhiều lỗi (tất cả khoảng 70 lỗi), nên tôi chia làm nhiều phần và xin tạm dừng ở đây. Trên kia, tôi đã nhấn mạnh rằng đúng nghĩa là yêu cầu tối thiểu của dịch thuật. Trước khi tạm kết, tôi xin phát biểu rằng, trong các bản dịch của anh Cao Việt Dũng, ngoài các lỗi dịch sai nghĩa, còn có những câu, những đoạn diễn đạt vụng về, lúng túng mà theo tôi có thể khiến độc giả Việt hiểu nhầm một văn phong lớn như Milan Kundera. Xin đơn cử một vài thí dụ:

1. «bởi vì thế này: Martin đã có vợ, anh có một người vợ trẻ và tệ hơn cả là anh lại yêu vợ; và, điều còn tệ hơn nữa, anh sợ điều đó; và, vẫn còn có thể tệ hơn, anh sợ cho cô»

2. «Tôi cảm thấy sự phạm tội của mình càng làm tăng thêm tình yêu quý dành cho Martin và lá cờ cuộc theo đuổi phụ nữ vĩnh cửu của anh (cái lá cờ mà người ta nghe thấy đang run lên không ngừng phía trên đầu chúng tôi) khiến người tôi mềm ra thành những giọt nước mắt».

3. «Nhưng có điều Martin mắc phải cái lỗi cứ chăm chăm rút gọn cuộc làm quen thành một thứ bài tập thử độ khéo léo, thành mục đích tự thân».

 

 

_________________________

[1] http://vi.wikipedia.org/wiki/Immanuel_Kant#Lu.C3.A2n_l.C3.AD

[2] http://kyniem.easyvn.com/_easyweb/phephanlytinhthuchanh-1.pdf

[3] http://triethoc.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=29:qphe-phan-ly-tinh-thc-hanhq-va-s-phn-t-o-c-hc&catid=2:trit-hc-ng-i&Itemid=221

[4] http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=12240

[5] http://viet-studies.info/PhamHuyDuong_Sartre.htm

 

 

------------------

Bài liên quan:

16.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đến giờ thì mình thấy, lời “phỏng đoán” của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng “Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta”, càng ngày càng... đúng! Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời “phỏng đoán” của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi... vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!... (...)
 
15.12.2011
[THƯ TOÀ SOẠN] ... Tiền Vệ không biên tập những bài đối thoại, không chịu trách nhiệm về ý kiến của những người đối thoại, và chỉ từ chối đăng những bài xúc phạm đến đời tư của người khác. Tiền Vệ đòi hỏi và tôn trọng tinh thần tự chịu trách nhiệm của những người tham gia đối thoại, và do đó, Tiền Vệ không cần, và không thể, sử dụng các chuyên gia để biên tập hay sửa đổi ý kiến của những người tham gia đối thoại... (...)
 
12.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng vậy là một anh tuyên truyền thiên tài! Tư bản đang giãy chết, kinh tế tư bản đang khủng hoảng, nay văn chương tư bản lại lâm nguy, mỗi nước Việt ta ngày càng tấn tới, năm ngoái đã giật cái mề đay Phiu, năm nay tiện tay chộp luôn Nobel văn chương, để lên “đỉnh cao trí tuệ” một thể!... (...)
 
07.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (I và II), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann... (...)
 
06.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. - Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ... (...)
 
05.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... - Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!... (...)
 
04.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình... (...)
 
03.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng - bài phỏng vấn Karlheinz Stierle - trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann... (...)
 
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh - Ignorance - do Linda Asher dịch... Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”... (...)
 
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm... (...)
 
01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản... Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc... (...)
 
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?... (...)
 
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”... (...)
 
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] ... Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài... Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn... (...)
 
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH “GIẢ”] ... Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center... Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là... Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11... (...)
 
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] ... Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)... (...)
 
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] ... Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc... (...)
 
01.03.2011
[DỊCH VĂN] ... Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi... (...)
 
[DỊCH VĂN] ... Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này... (...)
 
26.02.2011
[DỊCH VĂN] ... Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) ... (...)
 
25.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e... (...)
 
24.02.2011
[DỊCH THƠ] ... Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt... Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)... (...)
 
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono... mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!... (...)
 
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”... (...)
 
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? ... (...)
 
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch... (...)
 
24.10.2010
... Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích... (...)
 
12.09.2010
... Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có... (...)
 
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] ... Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm... (...)
 

Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021