tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
tin & thư
chi tiết bản tin
 

 

RA MẮT SÁCH & TRIỂN LÃM TRANH NGUYỄN QUỲNH

Tại phòng hội của toà-soạn Việt Báo ở Westminster

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2006, lúc 10 giờ sáng

 

_____________

 

Ra mắt sách

 

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC

TRACTATUS LOGICO-PHILOSOPHICUS

LUDWIG WITTGENSTEIN

Bản Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh

Quantic Universe xuất-bản, 2006

ISBN: 0-9785405-0-6

Giá: $ 15.00

 

CƯƠNG-LĨNH LUẬN-LÍ VÀ PHÊ-BÌNH TRIẾT-HỌC là bản dịch sang Việt-ngữ của Nguyễn Quỳnh từ nguyên-tác của Ludwig Wittgenstein dưới tựa đề Tractatus Logico-Philosophicus (Logisch-Philosophische Abhandlung). Đây là cuốn sách duy nhất Wittgenstein xuất-bản năm 1922 khi ông còn sống.

Nội-dung của Tractatus bàn đến giới-hạn tư-tưởng qua khả-năng của ngôn-ngữ. Điều này chống lại sự lạm-dụng ngôn-ngữ thường thấy trong triết-học. Cho nên làm sáng-tỏ ngôn-ngữ là làm sáng tỏ tư-tưởng. Muốn thế thì ngôn-ngữ miêu-tả sư-kiện phải có cái hình và co-cấu của sự-kiện. Điểm này khiến Wittgenstein trở thành cha đẻ của thuyết “ngôn-ngữ là cái hình của thế-gian” (The picture theory), và phê-bình ngôn-ngữ hay tư-tưởng là đi vào co-cấu nhỏ nhất và tinh xác nhất (Atomism).

Vì tầm quan trọng ấy, Tractatus đã được nhóm triết-học Vienna Circle (Áo) dùng làm sách giáo-khoa, và Russell hết sức hâm mộ. Cũng vì điểm này mà trường-phái nghệ-thuật Minimalism ở Hoa-kì, trong thập-niên 60 đã coi tư-tưởng Wittgenstein là tư-tưởng chỉ đạo, cũng như ảnh-hưởng cuốn Philosophical Investigations của ông vào nghệ-thuật đại-chúng (Pop-art) ở Hoa-kì từ đầu thập-niên 50.

Trên thực tế, Tractatus đụng vào rất nhiều vấn-đề khác nữa, như quan-niệm về đạo-đức, thẩm-mĩ và kì-bí. Chính vì những điều này nên có một số học-giả đã so sánh Tractatus với tư-tưởng Phật Lão.

Tractatus được viết theo thể lập-ngôn và được coi là tác-phẩm của một thiên-tài, và cũng là một cuốn sách đòi hỏi người đọc, ngay cả người trong ngành triết, nhiều khả năng và công phu khám phá.

Dịch-giả, Nguyễn Quỳnh đọc Tractatus năm 1972 và dùng nội-dung cuốn sách này là một phần luận-án tiến-sĩ (Ludwig Wittgenstein: The Relationship Between Modern Logic and Art) tại Columbia University, năm 1982. Cũng năm này ông đã dịch Tractatus và đăng trong Vietnam Culture Journal. Năm 1998, Nguyễn Quỳnh khi đó là giáo-sư tại UTEP (The University of Texas at El Paso), lại tiếp-tục dịch Tractatus. Nhưng việc này chỉ thực-sự hoàn tất năm 2004, khi dịch-giả phụ-trách chương-trình cao-học tại Towson University ở Maryland.

Bản Việt-ngữ Cương-lĩnh Luận-lí và Phê-bình Triết-học (Tractatus) nhằm phục vụ độc-giả Việt-nam nói chung và các sinh-viên ban Triết ở Việt-nam nói riêng. Dịch-giả nêu lên hai điểm quan-trọng: 1) Luận-lí trong Tractatus không phải là luận-lí hình-thức (formal or classical logic), và 2) Triết-học không phải là một mớ giáo-điều. Khi khoa-học không thể chứng-minh một thực-tại, ví-dụ cái “mầm” của vũ-trụ thì khoa-học để cho triết-học suy-tư, nhưng không thể suy-nghĩ viển vông mà người Việt thường gọi là “phét-lác”.

Cương-lĩnh sẽ được ra mắt tại phòng hội của toà-soạn Việt Báo ở Westminster vào ngày Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2006, lúc 10 giờ sáng.

Kính mời thân-hữu và cộng-đồng Việt-nam tới tham dự.

 

 

TRIỂN-LÃM TRANH NHỎ CỦA NGUYỄN QUỲNH

CHUYỂN-THỂ (MORPHING)

CUNTOLOGY

 

Nhân dịp ra mắt cuốn Cương-lĩnh Luận-lí và Phê-bình Triết-học, Nguyễn Quỳnh sẽ trình bày khoảng 10 tấm tranh nhỏ tại phòng hội của toà-soạn VIỆT-BÁO, trong hai ngày 29 và 30 tháng 7 năm 2006, bắt đầu lúc 10 giờ sáng thứ Bảy cùng ngày giờ với buổi ra mắt sách.

Là người Mĩ gốc Á-châu duy nhất có tranh trong sưu-tập thường-trực tại Viện Bảo-tàng Guggenheim ở New York City, Nguyễn Quỳnh đem cái nhìn “thực và ảo” (morphing) vào trong cách suy-tư hình-tượng. Tuy có chia xẻ một phần với cái nhìn “automatic” của nhóm Siêu-thực, Nguyễn Quỳnh đi xa hơn trong quan niệm về “sự chuyển-thể của hình-ảnh trong suy-tư hình-tượng, đi từ thực sang ảo rồi chuyển từ ảo sang thực.” Như thế tính “tất-định” và tính “bất-định” sẽ tuỳ nghi xuất hiện, hoà-thuận hay nghịch-đảo theo lực sinh-thành của vũ-trụ, và không giới hạn trí-tưởng. Đây cũng chính là không khí của Văn-hóa Hình-tượng (Visual Culture). Trong sáng-tạo sự chuyển-thể (morphing) là trạng huống xa vắng của tâm-tư, trong kĩ-nghệ thương mại (commercial industry) sự chuyển-thể khơi nguồn khích-động cho tâm-lí đại chúng, vi dụ Terminator II, khi hình-tượng trong văn-chương không còn đủ quyền-lực diễn-tả hình-ảnh trùng-điệp trong không-gian và thời-gian qua vận-chuyển của điện-toán, hoặc trong huyễn-hoặc trừu-tượng của hội-hoạ.

Trong số những bức tranh nhỏ Nguyễn Quỳnh trưng bày có vài tác-phẩm chọn từ sưu-tập mới nhất về í-niệm “khỏa-thân”. Lịch-sử “khoả-thân” đi từ lí-tưởng cổ-điển Hi-lạp như Phidias và Praxiteles. “Khỏa-thân” xuống trần với Titian, rồi xuống nữa với Manet và rất thô-thiển trong thế-kỉ 20. Từ ba mươi năm qua, Nguyễn Quỳnh nghĩ đến “khỏa-thân” trong í-niệm Cuntology. Nếu nhìn qua ống kính của nhiếp-ảnh và phim-ảnh, và đặc biệt qua cái nhìn ám-dâm thì í-niệm Cuntology sẽ trở thành “pornography”. Ở đây, OLOGY là một môn nghiên-cứu về hình và thể, về tính và hạnh, về đời sống tâm sinh lí đặc thù mà con người vì quen nhìn thực-tại qua bức màn văn-hoá và đạo-đức giả nên không bao giờ đặt câu hỏi về nó trong í-nghĩa “cỗi-nguồn”, tức là câu hỏi về tổng-thể “cáí gì đấy?” và “nó ăn uống, hít thở ra sao?” Để rồi “nó có cá-tính và đời sống của nó hay không?” Nếu thế, Cuntology có thể là một môn học mới, và cái nhìn có tính nghệ-thuật sáng-tạo về nó cũng phải thay đổi.

Kính mời thân-hữu và cộng-đồng Việt-nam tới tham dự.

 

Nguyen Quynh, Cuntology #5, 16.5" x 4", watercolor on Arches Paper, August 2005.

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021