tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
tin & thư
chi tiết bản tin
 

Trao đổi nghiêm túc về một vấn đề [bị coi là] không nghiêm túc

 

Tiểu luận “Tiếng nói của cái tục trong văn Nguyễn Huy Thiệp” của tác giả Châu Minh Hùng (CMH) quá hay. Nó rất cần thiết trong bối cảnh tranh tối tranh sáng hiện nay - khi mà có người thì phản đối vì cho rằng đó là những điều “tục tĩu” không đáng bàn; ngược lại, có những người lợi dụng tình thế, sử dụng cái “tục” một cách bừa bãi, cực đoan. Xin gửi lời tri âm tới tác giả. Tuy nhiên, có 2 chi tiết nhỏ, [tôi thấy] chưa được đúng lắm. Xin mạo muội góp ý.

1) Để bộ tứ linh “chim, dái, bướm vú” đứng song song với các bộ “long, li, qui, phụng”, “tùng, cúc, trúc, mai” là rất đắc địa. Nhưng theo tôi, tác giả CMH đã dùng chữ “dái” chưa chỉnh lắm (tác giả dùng chữ “dái” để chỉ “hòn dái”, tức tinh hoàn). Trong tiếng Việt (dân gian), “chim” và “dái” (hay cặc và buồi) đều để chỉ dương vật. Trường hợp muốn chỉ tinh hoàn, người ta thường nói “hòn dái”, “hột dái”. Theo tôi, trong trường hợp này, có thể thay chữ “dái” bằng chữ “bìu”. Chữ “bìu” cũng là một chữ dân gian ưa dùng để chỉ tinh bọng dái, tinh hoàn; hơn nữa, chữ “bìu” rất gợi tả. Vậy, mạn phép tác giả CMH, tôi xin sửa lại chữ trong bộ tứ linh, thành: “Chim, Bìu, Bướm, Vú”.

2) Chú thích [15], tác giả CMH viết: “Từ điển giải thích Ngọc hành đồng nghĩa với Dương vật. Tôi nghĩ, chữ này dành cho Dái mới phải”. Theo tôi, từ điển giải thích Ngọc hành đồng nghĩa với Dương vật là chính xác. Trong Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, chữ "ngọc hành" được giảng nghĩa là:

Ngọc hành: Sinh-thực-khí của đàn ông, cũng gọi là âm hành (verge).
Dương vật: Sinh-thực-khí của đàn ông (membre viril, verge).

Vậy hai từ này đồng nghĩa với nhau.

Vài lời ngu dại. Mong chỉ giáo.

 

Vương Văn Quang

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021