tin & thư | chuyên đề | tác phẩm mới | tác phẩm của tháng | đối thoại | tác giả | gửi bài | góp ý |
sinh hoạt
tin & thư
chi tiết bản tin
 

 

TRIỂN LÃM HỘI HOẠ NGUYỄN THÁI TUẤN

 

 

Sàn Art đã khai mạc cuộc triển lãm BLACK PAINTING [TRANH ĐEN] của Nguyễn Thái Tuấn.

Loạt tranh này gồm những tác phẩm biểu hiện cơ thể con người một cách đơn sắc, không có khuôn mặt và bỏ trống bất cứ tính cách cá nhân nào, chỉ còn lại những bộ quần áo, khiến cho những hình thể hầu như trở thành siêu trần và không có thực.

Cuộc triển lãm bắt đầu từ ngày 15.05.2008 đến ngày 14.06.2008, tại

Sàn Art

23 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP. HCM

Muốn biết thêm chi tiết vui lòng truy cập www.san-art.org

hoặc gọi (8) 824 8306

 

Tiến sĩ Annette Van den Bosch nhận định về loạt tranh này như sau:

Nguyen Thai Tuan’s Black Paintings are portraits in which the human person is absent. The face which tells us about a person’s individuality and humanity is blank. The face is blacked out as if their individuality is censored or repressed. In this portrait series people are depicted as types. All that we know about them is their role, they are men or women of Vietnam, they are Buddhist monk or prisoners, they are gaudy brides of foreigners, or they are an old person who has lost their memory. The viewer of Thai’s Black Paintings is disturbed by the absence of the face which forces them to recognize each type, as a stereotype, similar to the way they are depicted in the media or propaganda. Thai paints the figures on a black ground so that we have no familiar surroundings with which to identify the figures as persons that we know. The figures are without a context so that the viewer has to provide the setting or context in order to make meaning of the figures and the painting.
 
Tranh Đen của Nguyễn Thái Tuấn là những bức chân dung trong đó con người không có mặt. Khuôn mặt — nơi cho chúng ta biết về cá tính và nhân cách của một con người — chỉ còn là một khoảng trống. Khuôn mặt được xoá đi bằng màu đen như thể tính cách cá nhân của nó bị kiểm duyệt hay bóp nghẹt. Trong loạt tranh này, con người được mô tả như những dạng thức. Tất cả những gì chúng ta biết về họ chỉ là vai trò của họ, họ là đàn ông hay đàn bà, họ là nhà sư Phật giáo hay tù nhân, họ là những cô dâu ăn mặc diêm dúa để lấy chồng ngoại quốc, hay họ là người già đã mất trí nhớ. Người xem Tranh Đen của Nguyễn Thái Tuấn bị quấy nhiễu bởi sự trống rỗng của của khuôn mặt, đành phải nhận ra trong mỗi bức tranh có một dạng người, một thứ bản kẽm về con người giống như cách họ đã được mô tả qua báo chí và sự tuyên truyền. Nguyễn Thái Tuấn vẽ các hình người lên một nền đen, vì thế chúng ta không thấy những vật dụng quen thuộc chung quanh họ để nhờ đó chúng ta nhận ra họ như là những người mà chúng ta quen biết. Các hình người không có bối cảnh, vì thế khán giả phải tưởng tượng ra mọi thứ chung quanh họ để nghiệm thấy cái ý nghĩa của các hình người và của bức tranh.
[bản dịch của Tiền Vệ]

 

Mời các bạn xem bức Black Painting [Tranh Đen] số 17 đã đăng trên Tiền Vệ.

 


Các hoạ phẩm sử dụng trên trang này được sự cho phép của các hoạ sĩ đã tham gia trên trang Tiền Vệ

Bản quyền Tiền Vệ © 2002 - 2021